Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc

Được công nhận là một trong số những ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay, chùa Tam Chúc được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn. Tọa lạc ở thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chùa được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. 

Theo truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 1.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 2.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 3.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 4.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 5.

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.

– Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. 

– Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn. 

– Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt.

– Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn.

– Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan, đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen.

Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 6.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 7.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 8.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 9.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 10.

Thời gian đẹp nhất để tham quan Tam Chúc là vào mùa xuân, thu, khi thời tiết mát mẻ. Du khách nên mặc quần áo thoải mái để di chuyển nhưng cần lịch sự, kín đáo. Lưu ý, không nên thắp quá nhiều hương khi vào các điện, cũng như không nên xả rác bừa bãi.

Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 11.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 12.
Vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ của chùa Tam Chúc - Ảnh 13.


PV (Tổng hợp)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan