Người chiến thắng lớn nhất của Tam Quốc là ai? Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng? Là Tư Mã Ý. Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền tranh đấu cả đời, cuối cùng vẫn rơi vào kết cục người mất nước chết, còn Tư Mã Ý lại “tẩm ngẩm tầm ngầm”, thông qua nỗ lực suốt 3 đời, đoạt được giang sơn của Tào Tháo, cháu của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm phế Ngụy lập Tấn, không lâu sau, bình định Đông Ngô, cuối cùng thống nhất thiên hạ.
Tư Mã Ý là mưu sĩ nổi tiếng chẳng kém gì Gia Cát Lượng, ông không chỉ giỏi dẫn binh đánh trận, mà còn có mắt nhìn người rất tinh tường. Năm xưa, khi Tư Mã Ý vẫn còn là đại thần dưới trướng của Ngụy Văn Đế Tào Phi, đã từng phát hiện và cất nhắc một tiểu tốt vô danh ở thành Lạc Dương, không ngờ nhiều năm sau, cũng chính tiểu tốt này, đã làm được việc mà chính Tư Mã Ý cũng không ngờ tới, khiến Lưu Bị, Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt. Tiểu tốt ấy chính là Đặng Ngải.
Nhân vật Đặng Ngải trên màn ảnh nhỏ
Đặng Ngải xuất thân nghèo khó, ngay từ nhỏ, ông đã phải theo mẹ di cư về vùng Dĩnh Xuyên làm nông dân trong chế độ Tuntian (hệ thống Tuntian là một hệ thống nông nghiệp được thúc đẩy bởi nhà nước bắt nguồn từ triều đại Tây Hán, Trung Quốc. Nó được sử dụng rộng rãi vào cuối triều đại Đông Hán khi lãnh chúa Tào Tháo là người đứng đầu trên thực tế của chính quyền trung ương Hán). Trong thời kì Tam Quốc, những nông dân làm việc trong hệ thống Tuntian muốn xuất đầu lộ diện là điều vô cùng khó khăn, Đặng Ngải cứ như vậy, làm nông suốt hơn 20 năm trời. Sau này, nhờ tài năng và sự ham học hỏi của mình, Đặng Ngải được tiến cử làm Đô Úy điển nông, giúp quản lý chuyện ở Tuntian.
Đặng Ngải vốn rất thích quân sự, lúc rảnh rỗi, mỗi lần thấy sông núi là ông đều sẽ dừng lại quan sát địa hình, chỉ điểm nơi đóng quân, dù có bị người khác chê cười ông cũng không quan tâm. Có một năm, Đặng Ngải tuân lệnh tới thành Lạc Dương báo cáo kết quả Tuntian, vừa hay gặp được Tư Mã Ý, Tư Mã Ý sau khi nghe Đặng Ngải trình bày về phương thức Tuntian mới, vô cùng tán thưởng, quyết định đề bạt Đặng Ngải làm nhân viên trong phủ Thái úy, sau thăng chức lên làm Thượng thư lang.
Tam Quốc Chí ghi chép ngắn gọn lại sự việc trên như sau: “Mỗi kiến cao sơn đại trạch, triếp quy độ chỉ họa quân doanh xứ sở, thời nhân đa tiếu yên. Hậu vi điển nông gương kỷ, thượng kí sử, nhân sử kiến Thái úy Tư Mã Tuyên Vương. Tuyên Vương kì chi, từ chi vi duyện, thiên Thượng Thư lang.”
Chân dung Đặng Ngải
Phương thức Tuntian của Đặng Ngải nhanh chóng được nước Ngụy áp dụng trên phạm vi lớn, vài năm sau, từ Kinh đô tới Thọ Xuân, cả một dọc xuất hiện cảnh tượng phồn hoa thịnh vượng. Có thể nói, chính quyền Tào Ngụy có thể duy trì được thực quyền xuyên suốt như vậy, đặc biệt là giai đoạn sau, phương thức Tuntian của Đặng Ngải đóng một vai trò vô cùng lớn.
Sau năm 243 CN, Đặng Ngải bắt đầu nhậm chức Tướng lĩnh khu vực phía Tây của Ngụy quốc, phụ trách dẫn binh đối kháng lại với Thục quốc. Tới năm 263 CN, Đặng Ngải được thăng chức lên làm Tướng Quân, cũng trong năm này, Ngụy quốc tập kết ba lộ quân, chinh phạt Thục Quốc, Đặng Ngải dẫn dắt hơn ba vạn binh tham chiến.
Trong khi Ngụy, Thục chưa phân được thắng thua, Đặng Ngải dẫn dắt một tốp binh tinh nhuệ băng qua Kiếm Các, nơi Khương Duy đóng quân, từ cốc đạo Dương Bình, đi qua hơn 700m cao sơn hiểm cốc hoang vu, tới đường cùng, khi tiến lui lưỡng nan, Đặng Ngải dẫn đầu dùng nỉ bọc thân lăn xuống sườn đồi. Cứ như vậy, quân đội do Đặng Ngải dẫn dắt tới được Thành Đô một cách đầy bất ngờ.
Tư Mã Ý trên màn ảnh nhỏ
Lưu Thiện nghe được tin quân Ngụy tới chân thành, vô cùng hoảng sợ, vì muốn bảo toàn tính mạng nên đã lập tức hạ lệnh mở cổng thành đầu hàng. Cứ như vây, Đặng Ngải dẫn quân vào Thành Đô, nước Thục diệt vong. Tâm huyết cả đời của Lưu Bị, Gia Cát Lượng, cứ như vậy bị nhánh quân của Đặng Ngải tiêu diệt, hai người nếu mà biết chuyện này, e là có chết cũng không nhắm mắt.
Trận chiến này, Đặng Ngải nhân lúc hai quân tranh đấu, dẫn theo quân tinh nhuệ, âm thầm tiến công, vượt qua tuyến phòng thủ chính của quân Thục, tiến thẳng tới Thành Đô, tạo nên một cuộc tiến công bất ngờ nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị