Nhà chữ L: Đánh giá ưu nhược điểm và kinh nghiệm xây dựng

Nhà chữ L là kiểu nhà dễ dàng tiện dụng, thẩm mỹ song lại gặp phải nhiều ý kiến trái chiều về mặt phong thủy. Nếu bạn đang băn khoăn có nên xây dựng nhà chữ L hay không, tham khảo ngay những thông tin và kinh nghiệm dưới đây.

Đặc điểm của nhà chữ L

Trước khi quyết định xây nhà chữ L, việc nắm được những ưu nhược điểm của kiểu kiến trúc này là rất cần thiết. Bạn sẽ hình dung được công năng sử dụng của ngôi nhà sẽ hiệu quả ra sao. Bên cạnh đó là ngôi nhà sẽ gặp phải những hạn chế gì, cần phải giải quyết như thế nào. Dưới đây, bất động sản Homedy sẽ tóm tắt những điểm mạnh cũng như hạn chế của nhà chữ L một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Đặc điểm của nhà chữ L
Tìm hiểu đặc điểm của nhà chữ L trước khi xây dựng là vô cùng quan trọng

Ưu điểm của nhà hình chữ L

  • Nhà chữ L có thể dễ dàng xây dựng trên nhiều hình dạng đất khác nhau

  • Phù hợp với đa dạng phong cách thiết kế, đáp ứng mọi sở thích của gia chủ từ phong cách hiện đại đến tân cổ điển, cổ điển kiểu châu Âu,.. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu công năng sử dụng, diện tích cũng như khả năng tài chính mà gia chủ có thể chọn thiết kế nhà chữ L 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng.

  • Xây dựng nhà chữ L tiết kiệm diện tích, tận dụng được tối đa diện tích đất

  • Nhà chữ L luôn có một khoảng sân vườn, mang đến không gian vui chơi, thư giãn vô cùng thoáng đãng. Gia chủ có thể tùy ý bố trí thành sân vườn, gara để ô tô, sân chơi cho trẻ em, bàn trà ngoài trời,…

  • Nhà chữ L dễ dàng phân bổ các phòng chức năng.

  • Các không gian liên thông với nhau trong một thể chung thống nhất mà vẫn đảm bảo sự riêng tư nhất định.

Nhược điểm của nhà chữ L

Nhược điểm của nhà chữ L

Nhà chữ L có đặc điểm là chiều ngang hẹp, nhà bị gấp khúc, khuyết góc. Do vậy, không gian bên trong có thể bị thiếu sáng hoặc ẩm thấp nếu gia chủ không biết cách bố trí hệ thống các cửa sổ, cửa thông gió một cách hợp lý.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của kiểu nhà này nằm ở yếu tố phong thủy. Những quan niệm phong thủy nhà chữ L là lý do khiến rất nhiều người đắn đo, liệu có nên xây dựng nhà ở theo kiểu kiến trúc này không.

Theo phong thủy, kiểu nhà này được cho là thiếu đi sự đăng đối, cân bằng. Bên cạnh đó, khi nhìn vào, hình dáng căn nhà tựa như một “con dao” hay “lưỡi búa”. Cụ thể những yếu tố xấu trong phong thủy nhà chữ L ra sao sẽ được trình bày chi tiết trong phần dưới đây.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm xây nhà chữ L 1 tầng 4 phòng ngủ

Những quan điểm phong thủy về nhà chữ L

Như đã đề cập ở trên, thiết kế nhà chữ L được nhiều người cho rằng không tốt cho gia chủ bởi sự mất cân bằng và hình dáng tựa lưỡi dao. Đặc biệt, vị trí đại hung sẽ nằm ở phần lưỡi dao. Chính vì thế, nếu bất cẩn trong việc sắp xếp phòng ốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, sức khỏe, cũng như các mối quan hệ gia đình.

Những quan điểm phong thủy về nhà chữ L
Những quan điểm phong thủy về nhà chữ L
  • Đặt phòng ngủ của các con ở vị trí lưỡi dao thì sẽ khiến trẻ có cảm giác bị cô lập. Trẻ có thể lầm lì hoặc hiếu động hơn, nghĩ ra những trò chơi nguy hiểm mà người lớn không phát hiện ra.

  • Đặt phòng ngủ của những người lớn tuổi trong gia đình ở vị trí lưỡi dao có thể khiến họ cảm thấy bị bạc đãi. Đồng thời, ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ mắc bệnh tật, nhanh suy yếu.

  • Đặt phòng ngủ của vợ chồng ở vị trí lưỡi dao thì vợ/chồng thường xuyên vắng nhà, xảy ra cãi vã, mâu thuẫn, hôn nhân dễ đổ vỡ. Bên cạnh đó, vị trí phòng ngủ này còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người ở.

  • Đặt bếp ăn bếp ở vị trí lưỡi cũng khiến mối quan hệ vợ chồng xảy ra nhiều bất hòa, hôn nhân dễ đổ vỡ.

Kinh nghiệm xây nhà nhà chữ L theo phong thủy

Như vậy có thể thấy, nhà chữ L là thế nhà “nhạy cảm”, chỉ cần một chút sơ sẩy trong thiết kế có thể khiến gia chủ phạm vào đại kỵ. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tình cảm gia đình. 

Tuy nhiên, không vì thế mà bạn bỏ qua kiểu nhà tiện dụng này. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế và thi công nhà chữ L để khắc chế được những vấn đề về mặt phong thủy.

Bố trí hệ thống cửa hợp lý

Để đảm bảo không gian nhà chữ L được thoáng khí, bất kỳ không gian nào từ phòng khách, phòng ngủ, đến nhà vệ sinh đều nên thiết cửa sổ hoặc ô thoáng khí. 

Bên cạnh đó, cửa sổ cũng cần được bố trí hợp lý sao cho bổ trợ với cửa chính giúp không khí lưu thông. Ánh sáng tự nhiên được phân bổ ra khắp các không gian trong nhà.

Nếu nhà chữ L xây hướng Bắc, cần thiết kế các cửa sổ ở hướng Nam để đón ánh sáng và không khí lưu thông.

Nếu nhà bị hạn chế cửa sổ hoặc ô thoáng, gia chủ nên thiết kế giếng trời hoặc khe thoáng từ trên cao hút xuống. Căn nhà nhờ vậy mà được cung cấp đủ ánh sáng, không khí. Đồng thời, các vấn đề về phong thủy cũng được cải thiện hơn.

Phân chia không gian

Thiết kế nhà hình chữ L nên phân chia không gian thành hai khối vuông để các dòng năng lượng có thể di chuyển dễ dàng hơn. 

  • Dùng tủ đứng, kệ trang trí cao

  • Trang trí thêm chậu hoa, cây cảnh trên các kệ tủ để không gian thêm tươi mát, sinh động.

  • Không nên sử dụng các kệ tủ quá cao hoặc những vách gỗ liền khối sẽ khiến căn nhà trở nên bí bách, u ám, hạn chế sự lưu thông của không khí.

Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế và thi công nhà chữ L. Để tham khảo thêm những mẫu nhà chữ L đẹp, đừng quên truy cập chuyên mục Thiết kế nhà đẹp của Homedy. Chúc các bạn sớm sở hữu được một không gian giống đẹp như mơ!

Quỳnh Thư 

Theo Homedy Blog Nhà đẹp

Tin liên quan