Hình thức xử phạt đối với trường hợp lấn chiếm đất của người khác

Lấn chiếm đất của người khác đang là một thực trạng xấu diễn ra trên nhiều nơi trên khắp cả nước. Việc lấn chiếm đất của người khác không chỉ gây khó cho công tác quản lý mà còn gây bức xúc trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến sự đoàn kết ‘tình làng nghĩa xóm’.

Trước vấn đề lấn chiếm đất của người khác, pháp luật đã có những quy định cụ thể trong việc tiếp nhận, xử lý và xử phạt. Trong bài viết này, nền tảng kết nối bất động sản Homedy đã tổng hợp lại những thông tin xung quanh quy định về việc lấn chiếm đất của người khác, mời bạn cùng theo dõi!

Lấn chiếm đất của người khác là như thế nào?

Khái niệm lấn chiếm đất thường được sử dụng song song nhưng trên thực tế, việc lấn và chiếm đất là hai việc làm khác nhau. Tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, Chính phủ đã có giải thích cụ thể về hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:

Khái niệm về lấn đất của người khác

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch ranh giới hoặc mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng một cách bất hợp pháp. Có nghĩa là, đây là hành vi tự ý chuyển dịch và không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép hoặc không được cơ quan quản lý về đất đai cho phép.

Khái niệm về chiếm đất của người khác

Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về khái niệm chiếm đất là các hành vi sử dụng đất thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:

  • Thứ nhất, các trường hợp tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

  • Thứ hai, các trường hợp tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

  • Thứ ba, các trường hợp sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình/cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp). 

  • Thứ tư, các trường hợp sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

lấn chiếm đất của người khác

Lấn và chiếm đất là hai việc làm khác nhau. Ảnh minh họa

Tóm lại, lấn đất là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác, chiếm đất là những hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.

Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 10 tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP của chính phủ, mọi tổ chức hoặc cá nhân có hành vi lấn đất hoặc chiếm đất đều sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy từng loại hình đất mà mức phạt lấn, chiếm đất sẽ có quy định khác nhau. Cụ thể quy định về hành vi xử phạt lấn chiếm đất của người khác như sau:

  • Phạt từ 5-10 triệu đồng đối với các trường hợp lấn, chiếm đất ở.

  • Phạt từ 3-5 triệu đồng đối với các trường hợp lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định này). 

  • Phạt từ 1-3 triệu đồng đối với các trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Riêng đối với hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật…

Thời hiệu xử phạt hành chính với hành vi lấn chiếm đất

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất của người khác là 2 năm. Cũng theo Điều 65 của Luật này, khi đã hết thời hiệu xử phạt, cơ quan quản lý đất đai không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

lấn chiếm đất của người khác

Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?

Dù vậy, cơ quan này vẫn có thể ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như:

  • Thứ nhất, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.

  • Thứ hai, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.

  • Thứ ba, buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng/cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua/bán/cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định…

Lời kết của Homedy về hành vi lấn chiếm đất của người khác

Dù là lấn đất hay chiếm đất thì những hành vi này đều gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người khác, mất trật tự an toàn xã hội cũng như tạo tiền lệ xấu cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, mọi hành vi lấn chiếm đất của người khác đều đáng bị lên án và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hy vọng rằng, bài viết của Homedy vừa rồi đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu hơn về khái niệm lấn chiếm đất của người khác. Đồng thời, nắm được các mức xử lý phạt tiền khi lấn chiếm đất của người khác.

Đừng quên theo dõi, cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường mua bán nhà đất, mời bạn cùng truy cập Homedy ngay hôm nay!

Theo Homedy Blog Tư vấn

Tin liên quan