Giáo sư nghiên cứu tâm lý tội phạm vị thành niên khuyên phụ huynh nên nghiêm khắc thực hiện 6 “KHÔNG” với trẻ trước khi lên 6 tuổi

Hầu hết những đứa trẻ đều là cậu ấm, cô chiêu trong mắt bố mẹ. Nhiều gia đình chủ trương giáo dục không nên đánh con hay lớn tiếng la mắng con, cần phải nói chuyện có lý để tránh tổn hại đến tâm hồn con trẻ. Tuy nhiên, trước khi trẻ 6 tuổi, nếu bố mẹ quá thoả hiệp và nuông chiều, thường sẽ khiến việc giáo dục trở nên khó khăn về sau.

Trang Sohu đưa tin, gần đây giáo sư Lý Mai Cẩn, giảng viên trường Đại học cảnh sát Trung Quốc, chủ yếu nghiên cứu về tâm lý tội phạm vị thành niên đã có những phát ngôn khiến phụ huynh nào cũng lưu tâm.

 Giáo sư nghiên cứu tâm lý tội phạm vị thành niên khuyên phụ huynh nên nghiêm khắc thực hiện 6 KHÔNG với trẻ trước khi lên 6 tuổi - Ảnh 1.

Do thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ em, nên giáo sư Lý rất am hiểu về tâm lý của những đứa trẻ và có hiểu biết độc đáo riêng về việc giáo dục chúng.

Giáo sư Lý từng nói trong một hội nghị chuyên đề: “Đối với việc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, chúng ta cần nắm được một số vấn đề chính, đặc biệt là giúp trẻ học cách kiềm chế tính cách ương ngạnh, học cách kiềm chế cảm xúc, học cách kiên nhẫn, ngăn cảm xúc không bị kìm nén, và ngăn chúng không trở nên ích kỷ. Hãy để trẻ trải qua những thất bại mà chúng cần phải có trong đời.

Để dạy trẻ 6 tuổi, bố mẹ phải dũng cảm áp dụng 6 “KHÔNG” với con.

Kiềm chế tính cố chấp, nóng nảy và KHÔNG khoan dung

Khi trẻ được 3-6 tuổi, ý thức về bản thân của trẻ mới hình thành, tính cách của chúng cũng dần thể hiện rõ. Lúc này, chúng ta cần phải giáo dục trẻ nhiều hơn, dạy trẻ biết kiềm chế tính ngỗ ngược. Khi đối mặt với những cơn giận dữ của trẻ, chúng ta phải có nguyên tắc. Nếu chúng ta nói không với chúng, thì phải để chúng hiểu rằng việc gây rắc rối là vô ích, và điều bố mẹ cần làm là phải bình tĩnh.

Học cách kiên nhẫn và nói KHÔNG với những đòi hỏi vô lý

Đứng trước sự cám dỗ của đồ ăn vặt, đồ chơi, nhiều đứa trẻ không biết điểm dừng, nằng nặc ăn vạ đòi bố mẹ mua cho bằng được. Lúc này, bố mẹ hãy dạy con tính nhẫn nhịn. Mặc dù có nhiều đồ chơi ở bên ngoài, nhưng không phải muốn gì cũng được. Và khi đối mặt với sự đòi hỏi vô lý này, bố mẹ cương quyết nói KHÔNG.

Kiểm soát cảm xúc của trẻ và nói KHÔNG với hành động không đúng của trẻ

Khi những đứa trẻ muốn thứ gì, chúng thường thể hiện đúng nhu cầu của mình. Chúng sẽ áp dụng các phương pháp như ép buộc, không biết xấu hổ và lăn lộn trên mặt đất. Đối mặt với những đứa con như thế, bố mẹ cần phải dạy con cách kiểm soát cảm xúc, thể hiện nhu cầu của mình thông qua diễn đạt. Nếu trẻ diễn đạt chính xác, thì cứ 3 lần diễn đạt đúng hãy thỏa mãn 1 lần, để trẻ hiểu được giao tiếp mới là hiệu quả, còn ăn vạ hay làm càn là không có giá trị.

Tránh để trẻ bị trầm cảm thì phải nói KHÔNG với việc bộc lộ cảm xúc sai trái của trẻ

Một số trẻ từ nhỏ đã ít nói. Đặc biệt, những lúc bất bình hay mang cảm giác không hài lòng với điều gì đó chúng sẽ thu mình hơn. Bố mẹ cần phải quan tâm đến con, hướng dẫn con thể hiện cảm xúc đúng đắn, chỉnh đốn lại những suy nghĩ tiêu cực, tránh để trẻ bị trầm cảm.

Nói KHÔNG với sự ích kỷ của trẻ

 Giáo sư nghiên cứu tâm lý tội phạm vị thành niên khuyên phụ huynh nên nghiêm khắc thực hiện 6 KHÔNG với trẻ trước khi lên 6 tuổi - Ảnh 2.

Nhiều đứa trẻ được gia đình chiều chuộng, sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình và không quan tâm đến bất cứ ai. Đồ ăn vặt bố mẹ mua cho, ăn một miếng cũng không được. Lúc này, bố mẹ hãy rèn luyện cho con học cách chia sẻ, học cách biết ơn, giáo dục con đúng lúc khi con ích kỷ.

KHÔNG để trẻ trở thành “Hoa trong nhà kính”

Nhiều bậc phụ huynh thương con, không muốn con mình phải chịu tổn thương hay bị ức hiếp, luôn lo lắng chiều chuộng hết mức, bảo vệ không ngừng, nhưng một ngày nào đó chúng sẽ phải tự mình đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khi đó chẳng ai có thể giúp chúng. Những đứa trẻ được ví như “hoa trong nhà kính” là những đứa trẻ không có khả năng chịu đựng được sự thất bại, không thể giải quyết vấn đề, và thậm chí không thể chịu đựng được đả kích trong cuộc sống.

Sau cùng, bố mẹ nên buông bỏ một cách hợp lý, để con cái trải qua những thất bại đáng có trong cuộc đời. Để chúng đối mặt với khó khăn, tự mình giải quyết vấn đề, chỉ có như thế chúng mới lớn lên một cách tích cực và trưởng thành trong tương lai.

(Nguồn: Sohu)


Tiểu Lương

Pháp luật và bạn đọc

Tin liên quan