Đảo Quy Sơn, hay đảo Rùa, nằm ở huyện Chiếu An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Nói là đảo nhưng thực chất đây chỉ là vùng đồng bằng do hạ lưu sông tác động, diện tích chưa đầy 3km2, chỉ có 30 hộ dân, chủ yếu là người già và trẻ em.
Phương thức sống của họ vẫn giống như cách đây 10, 20 năm, mỗi ngày đều chăn trâu.
Vợ chồng Trần Như Bình và Hắc Thổ được gọi vui là “người ngoài hành tinh” trên hòn đảo nhỏ này.
Họ còn trẻ, họ tốt nghiệp trường đại học danh tiếng, bạn bè xung quanh họ đều đang nỗ lực để có được một chỗ đứng ổn định ở những thành phố lớn.
Nhưng Trần Như Bình và Hắc Thổ lại tới đảo Rùa vào 5 năm trước. Họ bỏ ra 60 ngàn tệ để xây một căn nhà rộng 300m2, rồi sống một cuộc sống “ẩn dật”.
Vợ chồng Trần Như Bình và Hắc Thổ
1. 60 ngàn tệ, xây nên một căn biệt thự 300m2
Nhà của vợ chồng Như Bình và ngôi làng nằm ở 2 đầu của hòn đảo, và đó là một ngôi nhà bằng sắt.
Vì phần đất xây nhà là thuê, nó vốn dĩ là một khu rừng, không được phép xây dựng ở đây.
Ngôi nhà do Như Bình thiết kế, ngay cả việc xây dựng cũng là nhờ họ nhờ bà con thân thích giúp đỡ hoàn thành.
Từ khai khẩn đất hoang trong rừng núi đến lát gạch, lát xi măng.
Họ không tìm được thợ mộc thích hợp trong khu vực địa phương, vì vậy họ kiêm luôn công việc này.
Diện tích nhà ở khoảng 100m2, còn có sân rộng 200m2, công việc thi công khá nhanh, chỉ mất tầm hơn một tháng.
Để không làm lãng phí khung cảnh thiên nhiên xung quanh, họ đã thiết kế một mặt phía trước là một bức tường kính.
Để mọi ngóc ngách trong nhà đều được tận hưởng ánh nắng và cây xanh bên ngoài.
Để làm dịu những đường nét quá cứng nhắc của ngôi nhà bằng sắt, Như Bình và Hắc Thổ đã sử dụng những đồ nội thất bằng gỗ màu trắng với diện tích lớn, kết hợp với cây xanh xung quanh, để tạo ra một bầu không khí ấm áp và tự nhiên.
Căn nhà chỉ tốn hơn 60.000 nhân dân tệ từ lúc xây dựng đến khi hoàn thành, giá cả khá rẻ, nhưng vì là nhà được xây chủ yếu bằng vật liệu sắt nên tiện nghi sinh hoạt cũng hạn chế.
Đông lạnh hè nóng, chẳng may có bão hay gió to vẫn phải lo lắng nhà sẽ bị lung lay ảnh hưởng.
Nhưng Như Bình và Hắc Thổ cho rằng mọi thứ đều xứng đáng.
Mỗi khi ông mặt trời ló rạng, trông thấy ánh nắng xuyên qua lớp cửa kính chiếu vào nhà, họ luôn không ngừng cảm thán: “Chúng ta đang sống cuộc sống mà biết bao người ước ao!”
2. Mỗi ngày 5h thức dậy, 12h hoàn thành công việc, sống một cuộc sống nhẹ nhàng, không áp lực
Như Bình tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử mỹ thuật tại Học viện mỹ thuật Trung Ương, khi còn ở đại học, cô ấy là một người không quá hòa nhập với đám đông.
Trong khi rất nhiều bạn học đều thích những tác phẩm nghệ thuật với tông đen trắng xám, thì Như Bình lại thích tự nhiên, thích cây cối, thích những thứ có sức sống, có sự sống động.
Cô cho rằng cây cối thực vật có khả năng chữa lành cho con người, mong muốn thông qua việc biến cây cối thực vật thành các tác phẩm nghệ thuật để chữa lành cho nhiều người hơn.
Cứ như vậy, sau khi tốt nghiệp, Như Bình không vội vàng tìm việc, mà thành lập một văn phòng thủ công của mình.
Trong quá trình làm việc, trong quá trình tiếp xúc với cây cối, thực vật, cô bắt đầu cảm thấy chán nản, mệt mỏi với tiết tấu sống quá nhanh nơi phố thị.
Lúc này, Như Bình gặp được Hắc Thổ.
Câu chuyện tình yêu của hai người cũng chẳng có gì gọi là lâm ly bi đát hay trắc trở, từ lúc yêu nhau cho tới khi nhận giấy đăng kí kết hôn, tất cả chỉ vỏn vẹn trong 3 tháng.
Hắc Thổ trong mắt Như Bình cũng giống như cái cây vậy, trầm mặc, có chút xấu hổ, nhưng đủ sự bao dung, đủ để dựa vào.
Hắc Thổ có thể bao dung sư nhạy cảm và tự ti của Như Bình, cũng có thể hiểu được lý tưởng và những suy nghĩ trong cô.
Khi Như Bình nói muốn rời thành phố, về quê sống cuộc sống điền viên, bạn bè người thân không một ai hiểu.
Chỉ có Hắc Thổ luôn ủng hộ cô, cùng cô tới đảo Rùa, cùng cô tự tay tạo nên ngôi nhà cho hai người.
Ở trên đảo, Như Bình cười đùa nói cuộc sống của mình giống như “cuộc sống của người già”.
Sáng 5h dậy, 6h bắt đầu công việc của một ngày.
Như Bình thì làm công việc tạo ra các tác phẩm thủ công bằng thực vật của mình, còn lập trình việc Hắc Thổ lại chuyên tâm với dàn mã nguồn của mình.
Một vài tác phẩm của Như Bình
Họ quy định trước 12h mỗi ngày phải hoàn thành xong công việc, dành cả buổi chiều và buổi tối cho bản thân.
Đọc sách, nói chuyện, hoặc đi gom thực vật trong rừng, hoặc chạy bộ thể dục…
Tối 10h, trong khi cuộc sống về đêm của người trẻ mới bắt đầu thì Như Bình và Hắc Thổ đã đi ngủ.
Thỉnh thoảng họ sẽ vào thành phố chơi một chuyến, đi lấy đồ, nhưng phần lớn thời gian vẫn là ẩn cư trong rừng.
Năm nay là năm thứ 5 Như Bình và Hắc Thổ ở đây.
2 năm trước, gia đình họ chào đón một sinh linh mới, con trai của họ, Thổ Đậu ra đời.
Về chuyện học hành của con cái, họ nói không quá lo lắng, ở đảo Rùa có một cây cầu lớn dẫn thẳng tới huyện Chiếu An, thật ra thì đảo của họ cũng không quá cô lập với huyện.
Hơn nữa so với giáo dục kiến thức, Như Bình và Hắc Thổ quan tâm tới giáo dục nhân phẩm và sự hạnh phúc, vui vẻ, phát triển lành mạnh của con hơn.
“Con cái cũng giống như cá voi nhỏ vậy, khi lớn lên chúng cũng đều sẽ đi ra biển lớn, đi xây dựng cho mình một hòn đảo riêng, thứ cha mẹ có thể làm chỉ là dạy con làm sao để yêu thương vùng biển này.”
Trong 5 năm qua, nhà của Như Bình và Hắc Thổ đã được nâng cấp thành công – họ đã xây thêm một căn phòng 200m2, căn nhà cũ giờ đã hoàn toàn trở thành phòng làm việc của hai vợ chồng.
Nhà mới vẫn được làm bằng sắt, nhưng đã được tăng độ dày lên, không còn lo đông lạnh hè nóng nữa.
Thiết kế nội thất tiếp tục theo phong cách ấm áp, hoài cổ và tự nhiên, với gỗ cứng và cây cối là chủ đạo.
Để cả gia đình có nhiều thời gian cho nhau hơn, họ đã làm một phòng khách tích hợp LDK (tích hợp phòng khách, phòng ăn, phòng bếp), chiếm hơn một nửa diện tích ngôi nhà.
Trong phòng khách có một giá sách lớn, còn cả một khu đồ chơi cho con trai.
Ở đây, Như Bình và Hắc Thổ vừa có thể làm việc riêng của mình, lại vẫn có thể ở bên nhau.
Nói về việc chuyển về nông thôn sinh sống, Như Bình và Hắc Thổ nói rằng họ sẽ không cần lãng phí thời gian chen chúc trên phương tiện công công, giảm bớt được những quan hệ xã giao không cần thiết… giúp họ có nhiều thời gian hưởng thụ cuộc sống, giúp họ hiểu được nhu cầu thực sự bên trong nội tâm của mình.
Ý nghĩa của cuộc sống nằm ở chỗ vứt bỏ bớt những chuyện linh tinh lặt vặt không đâu, cố gắng dành thời gian để làm những điều mình thực sự yêu thích.
“Nếu thứ bạn muốn là rất rất nhiều, phiền não cũng sẽ tự nhiên ngày một nhiều hơn, thỉnh thoảng tưởng tượng một chút, làm một cái cây, sinh trưởng tự nhiên giữa đất trời, đơn đơn giản giản, vậy cũng tốt mà phải không!”
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị