Bộ phim tài liệu “Inside Bill’s Brain – Decoding Bill Gates” và bài học dành cho bạn: Sự khác biệt giữa cao thủ và người bình thường nằm ở 4 điểm

Nhắc tới Bill Gates, có lẽ tôi và bạn đều giống nhau, đều nghĩ ngay tới các từ như có tiền, tỷ phú hàng đầu thế giới, CEO của Microsoft. Gates có một bộ óc thiên tài, ông từng liên tiếp 13 năm dẫn đầu trong “Danh sách người giàu toàn cầu” của Forbes.

Tuy nhiên, sau khi xem xong bộ phim tài liệu “Inside Bill’s Brain: Decoding Bill Gates”, mới biết rằng, thì ra ông vì thế giới này mà bỏ ra nhiều như vậy.

Thành công của một tỷ phú, có lẽ không thể copy lại, nhưng phương pháp xử lý khi gặp thất bại và cách thức giải quyết vấn đề của họ lại đáng để chúng ta học tập.

1. Đối mặt với vấn đề, tạo ra lựa chọn thứ 3

Trong tập 1 của phim tài liệu, khi biết được rằng người dân Nam Phi thường xuyên bị kiết lỵ là do nước có vấn đề, nhiều trẻ em thậm chí đã chết vì căn bệnh này, Gates đã nghĩ tới việc cải tạo hệ thống vệ sinh, và phổ cập bồn cầu xả nước ở đó.

Ông đã gửi thư cho rất nhiều những trường đại học nổi tiếng, hi vọng nhận được sự giúp đỡ.

Nhưng, không một tin nhắn nào được hồi âm.

Vì nhiều nguyên nhân mà các chuyên gia cho rằng ý tưởng của Gates là không khả thi, hoặc là bỏ ra hàng chục tỷ để làm hệ thống xử lý nước thải, hoặc là từ bỏ.

Gates không từ bỏ, ông muốn tìm ra một phương thức có hiệu quả nhưng giá thành lại rẻ hơn cho vấn đề này.

Khi mà cách 1, rồi cách 2 không khả thi, người thực sự tài giỏi thường sẽ đi tìm cách thứ 3.

Gates không bao giờ hỏi là vấn đề này có khó giải quyết không, thay vào đó, ông sẽ hỏi:

Vì sao vấn đề này lại không giải quyết được?

Đã thử dùng những cách gì rồi?

Còn phương pháp nào chưa thử không?

Vì sao?

Ông luôn không ngừng tự đặt ra câu hỏi, trả lời câu hỏi và suy ngẫm. Sau khi hỏi đi hỏi lại, dần dần hiểu rõ vấn đề, xây dựng được một bộ khung tiếp cận được tới chân tướng mấu chốt nhất, họ tìm ra lựa chọn thứ 3.

Cái gọi là lựa chọn thứ 3 chính là ngoài hai lựa chọn là chiến đấu và trốn tránh ra, thì nó là một kiểu tư duy, suy nghĩ, và đó cũng là một phương pháp giải quyết vấn đề tuyệt vời hơn.

Khái niệm này sớm đã được nhắc tới trong cuốn “Lựa chọn thứ 3” của tác giả Stephen Richards Covey, ông đã đề xuất một mô hình tư duy “cộng tác” mới, chỉ ra rằng có một lựa chọn thứ ba ngoài “của bạn” và “của tôi”.

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều việc luôn có lựa chọn thứ 3.

Chẳng hạn như, bạn vừa có thể làm một người phụ nữ mạnh mẽ vừa có thể làm một bà mẹ tốt.

Bạn vừa có thể học thiết kế vừa có thể học về tài chính.

Bạn vừa có thể phát triển sự nghiệp thuận lợi, vừa có thể hòa hợp với đồng nghiệp.

Không lẽ mỗi một sự việc xảy ra đều sẽ chỉ có hai lựa chọn? Không hẳn, chỉ là chúng nhiều khi trước khi suy nghĩ vấn đề hay đưa ra quyết định thường không tự hỏi mình rằng “có còn lựa chọn nào khác nữa không?”

Sở dĩ chúng ta luôn rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, phần nhiều là bởi tầm nhìn hạn hẹp, suy nghĩ và góc độ bị che lấp bởi chính chúng ta, cho rằng lựa chọn trước mắt là tất cả. Đứng càng cao, nhìn càng xa, tư duy ở mức nào quyết định bạn có thể nghĩ ra được bao nhiêu cách giải quyết.

Có những người, thậm chí còn lười nghĩ, lười hỏi, có thói quen lựa chọn những phương pháp mà mình đã quen thuộc.

Đôi khi, bạn có thể chỉ cần hỏi người khác thêm 1 câu nữa thôi, người ta có thể đã trải qua tình huống tương tự và cho bạn lời khuyên, đó cũng có thể là khi lựa chọn thứ 3 xuất hiện.

Vì vậy, sự khác biệt giữa người bình thường và người tài giỏi thường nằm ở việc nghĩ thêm một chút, hỏi nhiều thêm một câu, điều này giúp họ tiến gần hơn tới cốt lõi của vấn đề.

Bộ phim tài liệu Inside Bills Brain - Decoding Bill Gates và bài học dành cho bạn: Sự khác biệt giữa cao thủ và người bình thường nằm ở 4 điểm - Ảnh 1.

2. Loại bỏ phiền nhiễu, đào sâu suy nghĩ

Bill Gates từ những năm 90 đã hình thành cho mình thói quen “tuần suy nghĩ”.

Cứ cách một khoảng thời gian, ông sẽ ở trong phòng đọc, đóng cửa lại đọc sách, trong môi trường yên tĩnh không ai quấy rầy như vậy, ông vừa đọc vừa suy nghĩ trong suốt 1 tuần liền.

Khoảng thời gian đó được Bill Gates gọi là “thời gian CPU”, bởi lẽ bộ não ông giống như chiếc CPU, vận hành ở tốc độ nhanh, xử lý đủ các thể loại vấn đề.

Điều này làm tôi nhớ tới Warren Buffett.

Ông từng nói: “Phương pháp đầu tư suy nghĩ tốt nhất đó là một mình ở trong một căn phòng, yên tĩnh suy nghĩ. Nếu như vậy còn không được thì những cách khác cũng sẽ vô dụng.”

Gặp phải vấn đề, nhờ đồng đội giúp đỡ, họp cả đội lại với nhau đã trở thành thói quen của chúng ta trong cả công việc lẫn cuộc sống, nhưng người tài giỏi họ lại thích một mình yên lặng suy nghĩ hơn.

Nhược điểm của việc thảo luận nhiều người đó là nó không giúp ta thấu hay sắp xếp lại được nhân quả của sự việc hay những vấn đề phức tạp hơn. Đặc biệt là trong một môi trường mà cứ 5 phút lại có một ý kiến được đưa ra, bạn rất khó để nhanh chóng nắm bắt được xem những ý kiến đưa ra có hợp lý hay không, cũng rất dễ bị quan điểm của người khác chen ngang vào quan điểm của bản thân, những chi tiết quan trọng sẽ rất dễ bị bỏ qua.

Vì vậy, sắp xếp cho mình một khoảng thời gian yên tĩnh hợp lý, loại bỏ hết các phiền nhiễu, đào sâu suy nghĩ, kết hợp nguyên nhân kết quả của sự việc với những quan hệ phức tạp phía sau, có lẽ bạn sẽ tìm ra được những phương pháp hợp lý và hoàn thiện hơn.

Nói giông dài thì là, sắp xếp cho bản thân một khoảng thời gian độc lập để đào sâu suy nghĩ, cũng có thể giúp chúng ta dẫn trước người khác.

Tôi có quen biết một người chị, lúc còn trẻ khi mới đi làm, chị ấy thường xuyên buồn bực như này: vì sao trình độ văn hóa của cấp trên thậm chí còn không bằng chị, nhưng lúc phê bình, sếp đều có thể nhìn ra được những vấn đề mà chị không nhìn ra, nghĩ ra những cách mà chị không nghĩ ra được?

Đồng nghiệp đều nói đó là bởi vì lãnh đạo kinh nghiệm phong phú, nhưng người chị của tôi không tin.

Chị ấy bắt đầu ép mình chủ động tìm ra vấn đề, đào sâu suy nghĩ vấn đề, còn lập ra cho mình một kế hoạch học tập, căn cứ theo mục tiêu công việc, mỗi ngày sau khi tan làm đều ngồi nhà tự học và suy ngẫm.

Cứ như vậy, qua một khoảng thời gian, chị ấy bắt đầu bắt được nhịp. Nhìn nhận vấn đề, nghĩ cách, làm việc, mọi thứ đều trở nên trơn tru và sáng tạo hơn trước.

Vì vậy, chúng ta đều nên xem chuyện đào sâu suy nghĩ là một chuyện lớn, gặp vấn đề hãy tự mình suy nghĩ trước, học hỏi nhiều hơn, dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn, và tuyệt đối hãy tránh xa sự lười biếng trong suy nghĩ.

Bộ phim tài liệu Inside Bills Brain - Decoding Bill Gates và bài học dành cho bạn: Sự khác biệt giữa cao thủ và người bình thường nằm ở 4 điểm - Ảnh 2.

3. Mở rộng quan hệ, thỉnh giáo người giỏi giang

Nhà đầu tư Charlie Munger từng đề cập trong cuốn “Poor Charlie’s Almanack” rằng: “Bất cứ một vấn đề nào thực ra cũng đều là một hệ thống.”

Điều này có nghĩa là, nếu muốn giải quyết vấn đề, đặc biệt là những vấn đề phức tạp, thì phải cần tới phương thức tư duy đa dạng đáng tin cậy.

Nhưng vì sự hạn chế trong chuyên môn và lĩnh vực, chúng ta thường rất khó nắm bắt được mô hình tư duy đa dạng hóa, chúng ta thậm chí còn rất dễ bị đóng khung tư duy, không nhìn ra được những khả năng khác. Trong tâm lý học, họ gọi là: hiệu ứng đóng khung.

Vì vậy, chúng ta cần mở rộng mối quan hệ, kết giao với những người có kiến thức và tầm nhìn.

Trong bộ phim tài liệu “”Inside Bill’s Brain”, đạo diễn đã cho thấy vòng tròn quan hệ của Bill Gates, trong đó có “người dẫn đường” Kent Evans, người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen, và cả người bạn thân nhất hiện tại Warren Buffett.

Nói về Buffett, mặc dù khoảng cách tuổi tác giữa hai người là 25 tuổi, làm những ngành nghề khác nhau, nhưng tâm hồn lại vô cùng tường thông. Ngày thường không chỉ cùng nhau chơi bài, đánh golf, ăn cơm, du lịch, mà họ cũng cùng nhau bàn về chuyện làm ăn, đầu tư, Gates nếu có thắc mắc gì cũng luôn tìm tới Buffett để có được gợi ý.

Người thực sự tài giỏi, luôn chủ động kết giao với những nhân vật ưu tú ở ngành nghề, lĩnh vực khác.

Nhiều khi, nếu bạn chỉ học một chuyên ngành nào đó, chỉ nhìn nhận vấn đề từ một góc độ cố định, vậy thì khi suy nghĩ vấn đề, bạn sẽ rất dễ rơi vào vùng sai lầm: “trong tay có búa, trong mắt đâu đâu cũng là đinh.”

Giả sử bạn hiện đang ở trong lĩnh vực công nghệ, người khác thì chỉ đọc những tạp chí liên quan tới công nghệ, còn bạn thông qua giao lưu với những người thuộc những lĩnh vực khác nhau, nắm được rất nhiều kiến thức về sinh vật học chẳng hạn, vậy thì bạn tất nhiên có thể sáng tạo ra những ý tưởng kết hợp mà người khác không nghĩ ra.

Ngược lại, nếu chuyên ngành của bạn là sinh vật học, nhưng bạn còn biết thêm cả những tri thức về công nghệ nhân tạo, vậy thì rõ ràng là bạn đã có ưu thế hơn so với những người chỉ biết về sinh vật học, khi gặp vấn đề, bạn cũng có thể nhìn nhận nó ở góc độ lớn và đa chiều hơn.

Tiếp xúc với những người ở những lĩnh vực khác nhau, là bạn đang giúp mình tránh được sự giới hạn về khả năng chuyên môn. Nó cho phép bạn có một tư duy đa dạng và những quan điểm mới mẻ khi nhìn vào một sự vật hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó.

Quan điểm càng đa dạng, cách giải quyết vấn đề tự nhiên sẽ càng nhiều hơn.

Bộ phim tài liệu Inside Bills Brain - Decoding Bill Gates và bài học dành cho bạn: Sự khác biệt giữa cao thủ và người bình thường nằm ở 4 điểm - Ảnh 3.

4. Không ngừng học tập, tìm kiếm câu trả lời thông qua việc đọc

Bill Gates vài ngày trước có chia sẻ danh sách những cuốn sách cho mùa hè này.

Mỗi năm, danh sách sách đọc của Bill Gates đều thu hút được sự quan tâm lớn. Ai cũng biết, Gates là một người mê đọc sách, trong phim tài liệu, thư kí của ông mỗi tuần đều phải chuẩn bị cho ông một túi lớn các tác phẩm tiêu biểu với nhiều loại khác nhau, để ông có thể tập trung lại rồi đọc sách liền một mạch.

Mỗi một giờ đồng hồ, Gates có thể đọc được 150 trang sách, và ghi nhớ được tới 90% nội dung trong đó, đối với những sách có cùng chủ đề, ông sẽ chọn ra ít nhất 5 cuốn để có sự đối chiếu. Thông qua đọc sách, ông có thể nhanh chóng tìm ra được những giải pháp chính xác cho những lĩnh vực mà ông muốn tìm.

Đây chính là một trong những phương pháp giải quyết vấn đề của người tài giỏi. Không ngừng học tập, không chỉ dựa vào năng lực cá nhân, mà còn năng tìm kiếm câu trả lời từ sách vở, không ngừng mở rộng biên giới kiến thức, đứng trên vai của người khổng lồ để nhìn nhận vấn đề.

Có nhiều người hay nói rằng đọc sách là vô ích, nhưng suy cho cùng thì chẳng qua cũng chỉ là số sách bạn đọc quá ít và bạn đọc nhưng không đem theo cái tâm vào trong quá trình đọc đó.

Khi chúng ta có chút “tư lợi”, thực sự xem việc đọc sách là một công cụ giúp giải quyết vấn đề, là con đường giúp tìm ra đáp án, bạn sẽ phát hiện ra, đọc sách thực ra không hề khó như tưởng tượng.

Khi bạn không biết làm sao để nâng cao năng lực giao tiếp, hãy đọc sách.

Khi bạn muốn học về đầu tư tài chính, tạo ra cho mình một hệ thống nền tảng về đầu tư, hãy đọc sách.

Khi bạn bước vào một lĩnh vực mới, bạn muốn biết cách nhìn trước viễn cảnh thị trường tương lai, hãy đọc sách…

Đọc sách có lợi hơn rất nhiều so với những gì bạn biết, nó giúp chúng ta nhìn thấu được sự thiếu hiểu biết của mình, giải quyết sự hạn chế trong nhìn nhận vấn đề, hấp thụ được thông tin mới hay những mô hình tư duy hiệu quả.

Vì vậy, khi gặp khó khăn trong công việc, khi bạn mơ hồ trong cuộc sống, làm sao để giải sầu? Hãy đọc sách.

Càng học hỏi, càng đọc sách, ta càng có thể nhìn vấn đề từ một góc độ và cách suy nghĩ khác, thay vì bị bó hẹp trong kinh nghiệm cũ.

Bởi lẽ bạn có thể tìm thấy trong sách hàng trăm ngàn những câu chuyện khác nhau, lịch sử văn hóa của các quốc gia khác nhau, những kết tinh trí tuệ của các bậc thầy, những thứ đó vẫn luôn tỏa sáng dù đã trải qua hàng trăm hàng ngàn năm.

Đọc sách càng nhiều, càng ít phải đi đường vòng.

Bộ phim tài liệu Inside Bills Brain - Decoding Bill Gates và bài học dành cho bạn: Sự khác biệt giữa cao thủ và người bình thường nằm ở 4 điểm - Ảnh 4.

Đoạn kết của phim tài liệu, phóng viên hỏi: không lẽ Ngài chưa bao giờ nghĩ rằng, khó quá, thật sự khó quá, muốn từ bỏ ư?

Gates lặp lại vài lần từ “khó quá”.

Nhưng ngay sau đó, ông nói rằng: “Đôi khi, bạn quả thực không thể không nói “hay là mình từ bỏ đi”, đôi khi, bạn không thể không nói “tôi cần nỗ lực nhiều hơn”.”

Những người mạnh mẽ và tài giỏi như Bill Gates vẫn đang làm việc chăm chỉ mỗi ngày, họ đặt câu hỏi khi gặp vấn đề, tìm kiếm các giải pháp tốt hơn từ người ưu tú hơn và sách vở, đồng thời áp dụng nó vào câu trả lời của bản thân.

Đây là phương pháp và suy nghĩ mà những người tài giỏi dùng để giải quyết vấn đề, và nó cũng đáng để những người bình thường học hỏi suốt đời.


Alexx

Tin liên quan