Tôi có quen một đàn anh là phóng viên của một tờ báo nổi tiếng. Sau 10 năm phấn đấu ở thành phố, cuối cùng anh ấy cũng lên được chức phó phòng.
Nhưng mỗi lần gặp tôi anh ấy đều than thở: “Phó phòng mà lương quá bèo, hơn nữa từ khi đảm nhiệm vị trí này, suốt ngày cứ phải ngồi ở cơ quan, phải luôn thận trọng, không còn tự do đi lại như trước, thật mệt mỏi!”
Đã vậy mấy hôm trước có người còn viết thư tố cáo đàn anh nhận được lời mời phỏng vấn từ các công ty nước ngoài nhưng lại ở lâu hơn dự định tận 4 ngày mới chịu về nước.
Trên thực tế, bốn ngày đó tiền ăn ở, chi phí các thứ là do đàn anh tự trả. Bởi vì đã gần bốn mươi tuổi mới được đặt chân ra nước ngoài lần đầu, nên anh ấy không kiềm được ở chơi thêm vài ngày.
Do bị nhân viên tố cáo, nên đàn anh bị sa thải. Trong 2 năm qua, anh ấy cũng đã nghĩ ra rất nhiều cách để đột phá, nhưng dường như không có cách nào ổn.
Sau đó, tôi phát hiện, sở dĩ anh ấy nỗ lực bao nhiêu cũng vô ích, là vì anh ấy quá bảo thủ trong cách làm việc.
Anh ấy muốn noi theo các youtuber, tự sáng tạo nội dung, nhưng lại không chấp nhận cách làm của vài người đang nổi tiếng. Anh ấy không hề tham khảo, thậm chí còn đưa ra những nội dung quá nghiêm khắc, chẳng ai thích xem…
1. Những người bảo thủ trong việc thay đổi, không chịu tiếp nhận cái mới, sẽ khiến bản thân đi vào ngõ cụt.
Nhà triết học khoa học người Mỹ Thomas Kuhn từng đưa ra một khái niệm thời đại trong cuốn sách “The Structure of Scientific Revolutions”.
Nói một cách đơn giản, cuốn sách này viết về sự phát triển của công nghệ và xã hội, nhận thức của một nhóm người về những biến hóa phát sinh…
Lấy một ví dụ:
Nhà thiên văn Hy Lạp Ptolemaeus đưa ra lý thuyết cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tất cả các nhà khoa học thời đó đều tin vào điều này.
Nhưng đến khi Copernicus đề xuất thuyết nhật tâm, chứng minh trái đất không phải trung tâm vũ trụ. Nền tảng nghiên cứu của các nhà khoa học trong quá khứ đã trở nên vô hiệu, và khi đó nghiên cứu phải được thực hiện dựa trên lý thuyết mới.
Sự thay đổi sẽ mang lại những vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì những người cũ không hiểu cái mới, nên họ chống lại. Hơn nữa đối với họ, nếu chấp nhận cái mới, vậy chẳng khác nào phủ nhận mọi công sức trong quá khứ.
Bởi vì đàn anh quá bảo thủ, chỉ lo tập trung tìm khuyết điểm thay vì tìm ưu điểm để học hỏi, nên lúc nào cũng giậm chân tại chỗ.
Nhưng bạn nên nhớ, muốn thành công phải học được cách thích nghi, dù không thích cũng nên tìm cách xoa dịu tâm lý, có như vậy, bạn mới dễ dàng hòa nhập khi môi trường thay đổi.
2. Chiến lược “Sao Bắc Cực”
Mọi người đều biết rằng công ty SpaceX của Musk phát triển tốt trong những năm gần đây vì họ đã giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển.
Hơn nữa với khả năng tái sử dụng của tên lửa giai đoạn đầu, khoảng thời gian phóng cũng đã được rút ngắn.
Chiến lược này có thể được gọi là chiến lược “Sao Bắc Cực”: Mọi nỗ lực chỉ nên tập trung vào những việc quan trọng nhất, đồng thời phát hiện ngay vấn đề và giải quyết nó.
Giống như việc muốn trở thành một nhà văn giỏi, cái đầu tiên nên làm không phải học cải thiện cách viết, mà là trau dồi thêm thật nhiều kiến thức để tìm ra điểm mấu chốt trong ngành này.
Bất cứ nội dung nào cũng sẽ cung cấp một giá trị cụ thể. Một bài viết hay cần đưa ra cái nhìn sâu sắc, câu chuyện thú vị, phương pháp kiếm tiền cụ thể, góc nhìn mới hoặc đại loại là khiến người đọc xả stress…
Nếu khi gặp vấn đề, bạn giải quyết chúng một cách tùy tiện, không có kế hoạch. Vậy nhất định sẽ rất dễ bị những vấn đề không quan trọng quấy nhiễu, khiến bạn khó tìm ra điểm cốt lõi.
3. Logic “vòng tròn năng lực”, không phải phù hợp với bạn mọi lúc
Chuyên gia đầu tư Charlie Munger từng nói một đoạn thế này:
Nhà vật lý học Planck có một người lái xe, thường đưa ông đi diễn thuyết trước công chúng khắp nước Đức.
Thời gian trôi qua, người lái xe nắm rõ bài phát biểu của Planck, liền đề nghị với Planck đổi vị trí với mình. Bởi vì anh ta cho rằng bản thân cũng có đủ năng lực diễn thuyết rồi.
Không có gì ngạc nhiên khi người lái xe đã diễn thuyết lại bài phát biểu của Planck một cách hoàn hảo. Nhưng cuối cùng, một nhà vật lý khác đã đứng lên và hỏi một câu hỏi khó.
Người lái xe cũng rất thông minh, anh ta nói rằng: “Ở một thành phố phát triển như München mà lại có người hỏi câu đơn giản như vậy, khiến tôi ngạc nhiên quá. Vậy nên tôi muốn nhờ tài xế của mình lên trả lời.”
“Đổi vị trí” chỉ là tạm thời, nhưng câu chuyện này đưa đến một bài học cả đời tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người lại chưa từng biết đến.
Người thông minh nên biết bản thân khi nào là “tài xế”, khi nào là “Planck”. Đây chính là logic “vòng tròn năng lực”.
Bạn nên biết bạn phù hợp với cái gì, có thể làm tốt việc nào ở nơi nào, việc gì bạn làm không tốt, nếu đã làm không tốt thì nên nhờ ai giúp đỡ… Vấn đề này tuy đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng quan trọng.
Thấy cổ phiếu tăng giá, dễ kiếm nhiều tiền, bạn liền bắt chước mọi người lập tài khoản đầu tư. Như vậy là không nên.
“Đừng tùy tiện khiêu chiến với chuyên ngành của người khác.” Đó là một câu nói vui trên mạng. Khi bạn không chuyên nghiệp, đừng tự cao thách thức người có chuyên môn.
Biết rằng nếu sớm bỏ cuộc bạn sẽ mãi chẳng bao giờ làm được gì. Nhưng song song với quá trình dám can đảm chấp nhận thử thách, phải là khả năng phân tích sáng suốt và thấu hiểu bản thân đang ở level nào.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị