Thông thường, chúng ta sẽ có 4 cách để tạo ra nguồn thu nhập:
Loại thu nhập đầu tiên: Là hình thức thu nhập dựa trên lao động. Trên thế giới, có đến 80% số người thông qua cách đổi sức lực để kiếm tiền.
Loại thu nhập thứ hai: Là thu nhập tự do, hay còn được gọi tên là Freelancer. Với những phát triển của xã hội hiện nay, các tầng lớp lao động tri thức thường chuyển sang làm nghề tự do thế này.
Loại thu nhập thứ ba: Làm nghề gia truyền. Những nghề này sẽ rất khó để học được, bởi người ta thường chỉ “cha truyền con nối” từ đời này sang đời khác. Họ có thể bán đồ ăn, kinh doanh thuốc gia truyền,…
Loại thu nhập thứ tư: Chính là dùng tiền kiếm tiền, tự kinh doanh riêng, những người này được gọi là doanh nhân. Trước tiên, họ thông qua hai cách đầu để tích lũy vốn trước, sau đó tự mình thành lập một doanh nghiệp, mướn nhân viên và giao việc cho họ, còn bản thân thì điều hành những việc quan trọng.
Cùng một số tiền, nhưng cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau:
Năm 1995, ba anh em nhà kia cùng góp tiền kinh doanh với nhau. Nhưng sau đó, bọn họ không muốn làm nữa, đành thỏa thuận bán hết tất cả, chia mỗi người 200 triệu.
Người thứ nhất cầm 200 triệu đi gửi ngân hàng, sau 14 năm số tiền tăng lên 400 triệu. Người thứ hai lựa chọn mua đất và nhà. 14 năm sau, ông bán lại được tất cả với giá trên 1 tỷ. Người thứ ba có “máu liều” nhất, anh ta chọn mua cổ phiếu, từ thất bại nhiều lần đến nay đã kiếm được gấp 60 lần số tiền ban đầu bỏ ra.
Dùng tiền kiếm tiền mới là cách nhanh nhất để làm giàu.
Câu chuyện này nói cho chúng ta biết một sự thật, hãy luôn ghi nhớ một quy luật muôn thuở đó là:
Lựa chọn luôn quan trọng hơn nỗ lực, đây là quy tắc rất quan trọng trong kinh doanh.
Mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường và địa hình + quỹ ổn định + kiên trì và nỗ lực = con đường thành công!
Nếu bạn là người mới khởi nghiệp lần đầu, có thể lựa chọn hợp tác với một người bạn có kinh nghiệm, đáng tin cậy. Hoặc bắt tay với các tổ chức chuyên nghiệp để tránh trường hợp bị lỗ hay gặp các vấn đề về pháp lý mà bản thân không biết khi mới mở doanh nghiệp.
Có một vấn đề quan trọng nhất định phải nhớ: Đầu tư thì cần gan dạ, nhưng không phải cứ chạy theo người khác là tốt. Hãy đầu tư vào lĩnh vực mà bạn đã có hiểu biết sẵn, dù ít hay nhiều, nó vẫn sẽ giúp ít cho bạn khi mới dấn thân vào con đường Startup.
Đừng bao giờ ôm hy vọng kiếm nhiều tiền từ một nguồn đầu tư duy nhất. Kinh doanh lớn hay buôn bán nhỏ gì cũng đều có tính rủi ro nhất định. Khi bạn làm ăn được ở cơ sở này, thì nhất định phải nghĩ đến việc tạo ra một dòng tiền mới, chẳng hạn: Mở chi nhánh mới ở vùng khác, nhượng quyền thương hiệu…
Khi bạn đã bước chân vào con đường đầu tư kinh doanh, vậy đừng bao giờ nghĩ đến từ “mệt”, bởi lẽ một khi chưa thực sự thành công, bạn vẫn còn phải chịu đựng sự mệt mỏi, cô đơn, buồn tủi dài hạn.
Kiên trì là phẩm chất để đi đến thành công, điều này lại càng đúng đối với những ai có ý định kinh doanh.
Muốn làm giàu, bạn nhất định phải loại bỏ tính lười biếng, trì hoãn, làm việc hay “đứt gánh” giữa đường…
Bên cạnh việc đầu tư kinh doanh, có một việc quan trọng mà bạn không thể quên nữa đó là đầu tư cho chính mình.
Chỉ khi nào bạn có đủ năng lực, trình độ, khả năng nâng cao theo thời gian, độ hiểu biết nhất định, tầm nhìn xa hơn sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, EQ cao giải quyết được nhiều vấn đề,… Bạn mới có thể giúp chính mình cũng như doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ và vững vàng hơn.
Có nhiều người thường bảo: “Học nhiều làm gì, bằng cấp bây giờ có quan trọng đâu, toàn bọn mua bằng cả đấy!”
Đó là người khác, cách sống của người khác thế nào chúng ta khoan hãy bàn, quan trọng là bạn có từng cố gắng để hoàn thiện bản thân từng ngày hay chưa?
Bạn thấy việc học nhàm chán và không có tác dụng. Nhưng sẽ chẳng có nỗ lực nào là uổng phí cả. Hiện tại bạn chưa có cơ hội dùng tới những gì đã học, nhưng tương lai biết đâu những kĩ năng và tấm bằng đó có thể trở thành tấm danh thiếp giúp bạn đi thuận lợi hơn trong sự nghiệp?
Đã muốn làm một nhà đầu tư giỏi, thì đừng bao giờ quên đầu tư cho cả chính mình!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị