Tình tiết mới trong vụ lùm xùm bán đấu giá Khu dân cư Hòa Lân

Từ kết luận của thanh tra Bộ Tư pháp chỉ ra sai phạm của Công ty Kim Oanh và Agribank Chợ Lớn không thực hiện đúng thỏa thuận mua đấu giá Khu dân cư Hòa Lân.

Tình tiết mới trong vụ lùm xùm bán đấu giá Khu dân cư Hòa Lân 1

Công ty Nhà Thủ Đức gửi văn bản kiến nghị công khai tiến độ thanh toán như thỏa thuận

Kết luận của thanh tra Bộ Tư pháp đã chỉ ra những sai phạm liên tiếp của Công ty Kim Oanh trong việc không thực hiện đúng thời hạn thanh toán theo thỏa thuận khi trúng đấu giá Khu dân cư Hòa Lân. Cùng với đó là các sai phạm của ngân hành Agribank Chợ Lớn thiếu trách nhiệm không thực hiện việc đo đạc trước khi bán đấu giá tài sản gây ảnh hưởng đến kết quả đấu giá và không quyết liệt khi Công ty Kim Oanh nhiều lần vi phạm thỏa thuận thanh toán.

Theo hồ sơ mà Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp đang có, kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp dựa trên các diễn biến của quá trình mua bán tài sản đấu giá Khu dân cư Hòa Lân của các bên liên quan. Tiến trình của thương vụ mua bán tài sản đấu giá có giá trị ngàn tỉ đồng này diễn ra khá phức tạm và có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Trước khi việc bán đấu giá tài sản Khu dân cư Hòa Lân diễn ra suôn sẽ ở lần đấu giá thứ 12, thì đã có 11 lần đấu giá tài sản này trước đó thế nhưng phiên đấu giá không thể diễn ra vì nhiều vướng mắc.

Cụ thể, tại phiên thông báo bán đấu giá lần 3, ngày 16/10/2015 có Công ty Hòa Bình Xanh ở 211/31 Huỳnh Văn Lũy, quận Tân Phú, TP.HCM tham gia đấu giá nhưng ngày 10/11/2015 Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn lại có công văn thông báo cho phía Agribank chi nhánh Chợ Lớn là không có khách hàng nào tham gia.

Tương tự, tại phiên thông báo bán đấu giá lần 6 vào ngày 10/5/2016, Công ty Hòa An Lộc ở số 70 Nguyễn Văn Thành, TP. Thủ Dầu Một nộp đơn đăng ký mua tài sản bán đấu giá, nhưng ngày 23/5/2016 Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn vẫn thông báo cho Agribank chi nhánh Chợ Lớn là không có khách hàng tham gia.

Tiếp đó vào ngày 31/5/2016, tại phiên thông báo bán đấu giá lần 7, có 2 công ty đăng ký tham gia đấu giá là Công ty Hòa An Lộc và Công ty Hòa Bình Xanh. Tuy nhiên, ngày 22/6/2016 Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn vẫn thông báo cho Agribank chi nhánh Chợ Lớn là không có khách hàng tham gia đấu giá.

Cũng như những lần trước, tại phiên thông báo đấu giá lần 9 vào ngày 22/9/2016, Công ty Trung Quý Huế ở Thừa Thiên Huế mua hồ sơ, nộp đơn đăng ký mua tài sản bán đấu giá nhưng ngày 8/11/2016 Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn tiếp tục thông báo cho Agribank chi nhánh Chợ Lớn là không có khách hàng tham gia.

Tình tiết mới trong vụ lùm xùm bán đấu giá Khu dân cư Hòa Lân 2

Văn bản của ngân hàng Agribank Chợ Lớn gửi tỉnh Bình Dương xem xét cho Công ty Kim Oanh

Ở một diễn biến liên quan, ngay sau phiên đấu giá kết thúc, ngày 30/5/2017, Công ty Nhà Thủ Đức (một trong hai công ty khác cùng tham gia đấu giá) đã có công văn gửi các bên liên quan (trong đó có Agribank Chợ Lớn) đề nghị được biết quá trình thanh toán của Công ty Kim Oanh để nếu có bất cứ vi phạm nào so với quy chế, thông báo và biên bản đấu giá thì phía Công ty Nhà Thủ Đức sẵn sàng tiếp cận để được mua tài sản. Tuy nhiên kiến nghị này của Công ty Nhà Thủ Đức đã bị Agribank bỏ qua, dẫn đến gần hai năm qua tài sản của Nhà nước vẫn chưa được thu hồi đầy đủ, đẩy vụ việc vào vòng phức tạp.

Được biết, tại phiên thông báo đấu giá lần thứ 12 vào ngày 28/4/2017, Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn thông báo có 3 khách hàng đăng ký đấu giá và đã nộp 96,3 tỷ đồng là Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP.HCM (trước đây có tên là Công ty TNHH Xây dựng A Đông Hải) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.

Trong 3 công ty này thì duy nhất có Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức đáp ứng rõ nhất điều kiện của Agribank chi nhánh Chợ Lớn là cam kết trả tiền ngay theo đúng quy định sau khi đấu giá, nếu trúng. Hai công ty còn lại dù đã đóng tiền đặt trước 10% nhưng hồ sơ không thể hiện việc trả ngay hay trả dần cho Agribank Chợ Lớn biết.

Trong khi Công ty Kim Oanh liên tiếp vi phạm thời hạn thanh toán thì, ngày 23/10/2018, Agribank Chợ Lớn có công văn số 435/NHNoCL – TD gửi đến UBND tỉnh Bình Dương và Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đề nghị UBND tỉnh và Sở Xây dựng xem xét tạo điều kiện hỗ trợ Công ty Kim Oanh được chuyển đổi chủ đầu tư để triển khai dự án KDC Hòa Lân từ Công ty Thiên Phú.

Thương vụ bán đấu giá Khu dân cư Hòa Lân gây nhiều thất thoát?

Việc đấu giá tài sản Khu dân cư Hòa Lân kéo dài qua 12 lần theo các thống kê đã cho thấy cứ qua mỗi phiên bán đấu giá mà không có khách hàng tham gia, giá trị tài sản của dự án Khu dân cư Hòa Lân lần lượt được điều chỉnh giảm xuống từ 2% lần 2, 5% lần 3, 10% lần 4, 10% lần 5, 10% lần 7, 3% lần 8 và 1% lần 9. Hệ quả, khiến tài sản định giá để bán từ gần 1.468 ngàn tỷ đồng chỉ còn 1.070 ngàn tỷ đồng và tới phiên thông báo lần thứ 10 chỉ còn 963 tỷ đồng và lần thứ 11 chỉ còn có 900 tỷ đồng.

Trong thỏa thuận mua bán tài sản trúng đấu giá giữa các bên có điều khoản cho biết, nếu bên trúng đấu giá không thực hiện việc thanh toán số tiền mua tài sản trúng đấu gia theo cam kết thì kết quả trúng đấu giá sẽ bị hủy vô điều kiện và bên trúng chịu mất số tiền đặt cọc là 93 tỷ đồng. 

CÔNG THƯƠNG

Tin liên quan