Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt

Được giới thiệu là dự án có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, quy mô xây dựng 32.973 m2 tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, thế nhưng suốt nhiều năm qua Dự án nhà ở cao tầng Bảo Việt vẫn bị bỏ hoang và chưa bị thu hồi.
Bên trong dự án
Bên trong khu đất dự án

Dự án nhà ở cao tầng Bảo Việt ở Thanh Trì là một dự án kín tiếng, rất ít thông tin của Tập đoàn Bảo Việt. Theo giới thiệu trên trang wed của Bảo Việt, chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Bảo Việt – Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt – Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, dự án có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, quy mô xây dựng 32.973 m2 tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.

Thông tin trên trang wed của Viện Khoa học công nghệ xây dựng – IBST thuộc Bộ Xây Dựng công bố năm 2015, cho biết công trình nhà ở cao tầng Bảo Việt tại Thanh Trì gồm 29 tầng và 02 tầng hầm bố cục thành 3 phần: đế, thân và mái; trong đó tầng hầm 1 và 2 bố trí khu để xe và các phòng kỹ thuật; tầng 1 bố trí khu sảnh chính, văn phòng dịch vụ, tầng 2 bố trí khu dịch vụ , phòng sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ; từ tầng 3 đến tầng 29 bố trí 24.368 căn hộ với tổng diện tích sàn xây dựng 32966m2.

Ghi nhận của Ngày mới Online, hiện dự án vẫn là bãi đất hoang bỏ không nhiều năm. Bên trong khu đất cỏ mọc um tùm, trở thành nơi tập kết nhiều loại rác thải gây ô nhiễm.

Nhiều người cao tuổi sinh sống cạnh khu đất này cho biết, trong khu đất cỏ um tùm, nhiều vũng nước tụ đọng, ngoài ra còn nhiều căn nhà hoang chưa bị phá bỏ và rác thải bị vứt trộm khiến khu đất trở thành nơi sinh sôi của ruồi muỗi, côn trùng gây ô nhiễm và đe dọa sức khỏe người dân nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Ngoài ra, những căn nhà hoang trong khu đất còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn xã hội khác.

Dù dự án chưa có dấu hiệu triển khai và bị bỏ hoang suốt nhiều năm nay, thế nhưng đến nay dự án vẫn chưa bị thu hồi. Để “đất vàng” không bị bỏ hoang suốt năm này qua năm khác, các cơ quan chức năng của Hà Nội cần sớm vào cuộc kiểm tra, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án hoặc không đủ năng lực thực hiện dự án thì cần có giải pháp thu hồi đất, bàn giao cho đơn vị đủ năng lực thực hiện, hoặc có biện pháp tháo gỡ vướng mắc nếu có giúp doanh nghiệp sớm triển khai được dự án.

Đối với Tập đoàn Bảo Việt, đây không phải là dự án bỏ hoang duy nhất. Chẳng hạn như dự án Tháp tài chính quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2 số 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Được biết, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý III/2018 của Tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn đã góp gần 119 tỷ đồng vào dự án nhưng cho đến nay dự án vẫn trong tình trạng đắp chiếu.

Ngoài ra, còn có dự án xây văn phòng cho các hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy. Dự án này được chỉ định cho liên danh Công ty CP Đầu tư Bảo Việt (Công ty con của Tập đoàn Bảo Việt), Công ty CP Sông Đà – Thăng Long và Công ty CP Đầu tư C.E.O thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011. Tổng mức đầu tư dự án là 4.436,790 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức đầu tư dự án BT là 1.090,527 tỷ đồng, tổng mức đầu tư các dự án đối ứng là: 3.346,262 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa có dấu hiệu triển khai.

Một dự án khác từng bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm đó là dự án khu chung cư, biệt thự, nhà vườn, du lịch Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Đơn vị thực hiện dự án là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt được thành lập từ tháng 7/2008, Bảo Việt sở hữu 45% vốn.

Cận cảnh dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi ở Thanh Trì của Tập đoàn Bảo Việt:

Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Dự án vẫn chưa có dấu hiệu triển khai
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Dự án bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Bên trong khu đất là cảnh nhếch nhác, ô nhiễm
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
…trở thành điểm tập kêt phế liệu
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Rác thải bị vứt trộm vào khu đất gây ô nhiễm
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Cổng chính đóng im lìm
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Một dãy tường rào bị nghiêng gây nguy hiểm cho người đi đường
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Những căn nhà hoang chưa được phá bỏ
Cận cảnh khu đất dự án nhà ở cao tầng 300 tỉ bỏ hoang nhiều năm chưa bị thu hồi của Tập đoàn Bảo Việt
Thông tin ít ỏi về dự án được Bảo Việt công bố
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 tại BVH, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, riêng quý II ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt gần 10.177 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khí đó, phí nhượng tái bảo hiểm giảm còn 878 tỷ đồng, giảm 71%. Doanh thu bảo hiểm thuần đạt hơn 9.299 tỷ đồng, tương ứng chỉ tăng 16,5% so với cùng kỳ. Trong kỳ, chi phí bảo hiểm tăng lên mức hơn 9.331 tỷ đồng, tăng 7,5%. Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 182 tỷ đồng.Đáng chú ý, chi phí hoạt động khác tăng đột biến lên gần 178 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi từ hoạt động tài chính tại BVH giảm 18% vể mức 2.101 tỷ đồng. Theo đó, Tập đoàn Bảo Việt báo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 443 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của BVH đạt hơn 149.047 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, giảm mạnh nhất là tiền và các khoản tương đương tiền giảm 58% chỉ còn 2.860 tỷ đồng.

Nợ phải trả tại BVH tính tới cuối quý II/2021 ghi nhận hơn 127.385 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Như vậy, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản của BVH là 85%, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 6 lần. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính.

Tin liên quan