Tuổi thọ trung bình 80 năm, dành hơn 40 năm để làm việc nhưng phần lớn chúng ta đều ghét công việc mình làm?

Bạn có biết ngày nào trong tuần bạn có thể sẽ chết vì bị đột quỵ không? Đoán thử xem.

Đó là thứ hai đấy!

Bạn có quan tâm khi ấy sẽ là mấy giờ không?

Nó nằm giữa khoảng thời gian từ 8 đến 9 giờ sáng.

Bạn biết điều gì khác xảy ra lúc 8h sáng thứ 2 chứ?

Đó chính là cái thời điểm mà mọi người cũng chuẩn bị sẵn sàng để đi làm công việc mà họ ghét?

Bạn thấy trùng hợp ư?

Không, không hề.

Tuổi thọ trung bình của mỗi người là 80 năm, nếu chúng ta may mắn.

Chúng ta bắt đầu làm việc ở độ tuổi 18.

Sau đó, chúng ta làm, làm, làm và về hưu ở độ tuổi từ 60-65.

Bạn thấy đấy, nhìn cả timeline cuộc đời của bạn, dù tốt hay tệ, phần lớn cuộc sống của một người đều dùng để làm việc. Vì thế, tuyệt đối đừng dùng thời gian đó cho việc không hạnh phúc.

Tuổi thọ trung bình 80 năm, dành hơn 40 năm để làm việc nhưng phần lớn chúng ta đều ghét công việc mình làm? - Ảnh 1.

Có một người luôn nói: “Khi tôi tốt nghiệp ĐH, tôi sẽ hạnh phúc.”

Nhưng sau khi tốt nghiệp ĐH, người ấy chẳng hề thấy hạnh phúc và đinh ninh rằng: “Sau khi có một công việc, tôi sẽ hạnh phúc.”

Nhưng khi có việc rồi, người ấy vẫn không hạnh phúc và vẫn tin tưởng: “Sau khi tôi kết hôn, ổn định và có con, tôi sẽ hạnh phúc.”

Nhưng sau khi kết hôn, có một gia đình, có 2 đứa con, người ấy không hạnh phúc: “Được rồi. Tôi nghĩ rằng sau khi những đứa con tôi lớn lên, chúng trưởng thành, tự lập rồi tôi về hưu, tôi sẽ tìm được hạnh phúc của mình.”

Nhưng kết quả cũng chẳng thay đổi khi người ấy về hưu, người ấy buồn rầu cho rằng: “Có lẽ sau khi tôi chết, tôi sẽ hạnh phúc.”

Cả một đời trôi đi như vậy. Và đó, không phải câu chuyện của một người xa lạ. Cá chắc rằng bạn dễ thấy đó là câu chuyện của ai đó xung quanh bạn, hoặc là của chính bạn. Hoặc là của nhiều người trong chính chúng ta. Tất nhiên, chẳng ai cần phải cắn rứt bản thân và cho rằng đó là lỗi của chính mình.

Chúng ta đã bị lừa để rồi bị mắc kẹt trong công việc. Điều đó thực sự làm chúng ta cảm thấy bị bệnh, bị ngột ngạt. Và sau đó, tự động biến mình thành những người “và sau đó”, tức là luôn luôn chắc nịch: “Và sau đó, tôi sẽ hạnh phúc.”

Tuổi thọ trung bình 80 năm, dành hơn 40 năm để làm việc nhưng phần lớn chúng ta đều ghét công việc mình làm? - Ảnh 2.

Mọi người ơi, chúng ta phải đổi từ việc sống “và sau đó” trở thành “ngay bây giờ”.

Ngay bây giờ, chúng ta phải tìm được một công việc mà chúng ta yêu thích, hoặc mang thêm nhiều sự yêu thích hơn vào công việc mình đang làm. Đây là thời gian để bước ra khỏi một cuộc đua vô tận. Bởi điều buồn cười là dù bạn có thắng, kiếm được một khoản tiền lớn, giơ cao chiếc cúp mơ ước của nhiều người, nhận được những lời khen có cánh thì sau một đêm, tỉnh dậy, bạn vẫn cảm thấy chơi vơi trong chính cuộc đời mình.

Đây không phải là một trò chơi điện tử, không có nút chơi lại “Try Again”.

Khi trò chơi kết thúc – nghĩa là thua cuộc.

Nhưng có một mã gian lận trong bảng điều khiển của con người: đó là ngừng nhận những lời dối trá mà xã hội “tôn vinh”: Làm việc quá sức là điều tuyệt vời nên cống hiến và bị áp lực là chuyện thường tình. À, lời nói dối lớn nhất, đó là: Hãy giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Xét về câu chữ, bạn chẳng thấy có vấn đề gì nhưng đi sâu hơn, nghĩ kĩ hơn, chẳng phải cuộc sống nên đến trước công việc hay sao? Không phải cuộc sống tốt hơn thì công việc cũng sẽ theo đó mà trở nên tốt hơn hay sao?

Tuổi thọ trung bình 80 năm, dành hơn 40 năm để làm việc nhưng phần lớn chúng ta đều ghét công việc mình làm? - Ảnh 3.

Giáo sư Harvard Shawn Achor mới phát hiện ra một vài điều mà ông ấy gọi tên là “ưu thế của hạnh phúc”. Nghiên cứu của ông ấy đã chỉ ra 75% thành công trong công việc có thể được dự đoán không phải bằng việc bạn thông minh thế nào, không phải bằng việc bạn tài năng đến mức nào mà bằng việc bạn hạnh phúc như thế nào. Nghiên cứu của ông đã kiên quyết nói khi bạn hạnh phúc, trí thông minh của bạn tăng lên, sự sáng tạo tăng lên, năng suất tăng lên. Và bạn cũng kiếm được nhiều tiền hơn. Đặc biệt, bạn cũng sống lâu hơn nữa.

Có thể bạn không tin nhưng thành thực mà nói, người tích cực sống lâu hơn người tiêu cực.

Không bao giờ là quá trễ để đổi lấy thời gian đang tồn tại  thành thời gian đang sống và từ chối chịu đựng những ngày trong tuần – nhiều người mỉa mai những ngày đi làm là những ngày lờ đờ, mệt mỏi để chờ ngày cuối tuần.

Nhiều người bị “đột quỵ” là bởi họ tham gia vào công việc mà trái tim không muốn, họ không nhận diện được điều gì là quan trọng với họ.

Hạnh phúc là một sự lựa chọn nhưng để có được hạnh phúc, tất nhiên không dễ. Nhưng hãy cố gắng!

Hãy nhìn vào bên trong và nhớ câu nói của Phật giáo 2000 năm trước: Vấn đề nằm ở thời gian của bạn và ngững lãng phí cuộc đời mình.


Prince Ea

Tin liên quan