Từ tháp Eiffel đến cây cầu đầu tiên qua sông Hàn…
“Cầu Thống chế De Lattre De Tassigny, dài 520m, xây dựng năm 1951 bởi hãng Eiffel băng qua eo biển Tourane”. Đó là những dòng giới thiệu súc tích về cầu De Lattre De Tassigny (hay Đờ Lát) cây cầu bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đầu tiên được đăng tải trên một Tạp chí tiếng Pháp in năm 1953.
Đứng đằng sau công trình mang tính lịch sử – cây cầu bằng thép đầu tiên được xây dựng của Đà thành này chính là “cha đẻ” đã tạo ra tháp Eiffel tại Paris (Pháp).
Thời bấy giờ, nếu như người Hà thành luôn tự hào về cầu Long Biên với “Tàu xe đi lại thong dong – Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi”, thì tại “thương cảng” Đà thành, De Lattre De Tassigny cũng được xem như một thành tựu lớn. Cây cầu có vị trí chiến lược, mang ý nghĩa kết nối hệ thống đường sắt từ Cảng Tiên Sa đến Ga Đà Nẵng – “con đường tơ lụa” lúc bấy giờ.
Đến năm 1955, chính quyền miền Nam đổi tên cầu thành cầu Trình Minh Thế, sau đó được đọc chệch thành Trịnh Minh Thế. Suốt nhiều năm liền, đây vẫn là câu cầu duy nhất nối 2 bờ sông Hàn. Có thể nói, nếu như tại Paris, tháp Eiffel là một chứng nhân lịch sử, thì tại thành phố sông Hàn, “người anh em” của biểu tượng này – cầu Đờ Lát cũng đã chứng kiến mọi biến thiên của diện mạo Đà thành.
Sau này đến năm 2003, Đà Nẵng đã tiến hành xây dựng cây cầu dây văng độc đáo, hiện đại bậc nhất Việt Nam tại vị trí nền móng cũ của De Lattre De Tassigny với tên gọi: Trần Thị Lý.
Được ví như một trong “tứ đại mỹ kiều” của Đà thành bên cạnh cầu sông Hàn, cầu Rồng và cầu Thuận Phước; cầu Trần Thị Lý nổi bật với thiết kế nhìn phương ngang tựa như một cánh buồm no gió, nhưng phương dọc lại như cánh chim đang bay, thể hiện được khát vọng hiện đại và vươn lên của thành phố.
Nhiều năm qua, những cây cầu không chỉ giữ vai trò hạ tầng kết nối giao thương mà còn gián tiếp góp phần chắp cánh cho sự phát triển thần kỳ từ một “trạm dừng nghỉ” dọc con đường du lịch miền Trung tới thành phố đáng sống Đà Nẵng. Trong gần 10 năm từ 2009 – 2019, lượng khách đến Đà Nẵng đã tăng đến 463%; quy mô nền kinh tế tăng hơn 11 lần, chỉ số PCI luôn thuộc top đầu cả nước. The New York Times gọi Đà Nẵng là Miami của Việt Nam; trong khi Lonely Planet giới thiệu đây là một trong những đô thị thú vị nhất Việt Nam và Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas bình chọn Đà thành là 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới.
Đà Nẵng đã thực sự đổi thay từ những nhịp cầu của giao thương, của văn hóa, của gắn kết, hội nhập và thịnh vượng.
… Đến nhịp sống phồn hoa nơi “giao lộ quốc tế”
Không thể phủ nhận, trung tâm của Đà Nẵng gắn với sông Hàn huyền thoại, với những nhịp cầu phát triển. Khu vực ven sông Hàn, gần “tứ đại mỹ kiều” không chỉ là tâm điểm diễn ra các sự kiện, lễ hội lớn, thu hút khách du lịch của thành phố, mà còn là không gian sống lý tưởng bậc nhất.
Nhìn sang các quốc gia phát triển trên thế giới, dễ thấy bất động sản có yếu tố mặt nước hay cận kề cầu, đường lớn với giao thông thuận tiện luôn được đánh giá cao về phong thủy, thịnh vượng và luôn được giới tinh hoa săn đón dù giá trị thương mại cao. Theo hãng tư vấn bất động sản Zoopla, tại London, giá trung bình của bất động sản gần bờ sông Thames gấp đôi so với khu vực lân cận, dao động từ 1,3 – 1,8 triệu bảng Anh, khu vực gần cầu tháp London còn có thể được định giá cao hơn. Hay giá của một căn hộ cận kề khu vực Cầu Cổng Vàng – Golden Gate Bridge (Mỹ) có thể lên tới 13 triệu USD. Trong khi tại Busan (Hàn Quốc), một căn hộ 2 phòng ngủ có tầm view ra cầu Gwangan đắc địa bậc nhất thành phố được định giá tới 1,8 tỷ won…
Trở lại với Đà Nẵng, nhiều năm qua, sông Hàn vẫn luôn là tâm điểm thu hút du khách, giao thương nhộn nhịp, đồng thời là nơi giới thành đạt, tầng lớp thượng lưu và người nước ngoài chọn sinh sống. Không khó hiểu khi bất động sản ven sông Hàn, gần các cây cầu luôn được định giá cao top đầu thành phố, trong khi nguồn cung hạn chế do quỹ đất cạn kiệt.
Trong bối cảnh đó, thông tin về sự xuất hiện của tổ hợp bất động sản đẳng cấp, năng động, hiện đại trên quỹ đất hiếm hoi gần cầu Trần Thị Lý với tên gọi Sun Cosmo Residence Da Nang do nhà phát triển bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) kiến tạo đã phần nào giải tỏa “cơn khát” bất động sản hạng sang ven sông Hàn. Được biết, dự án này không chỉ có vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố, mà còn nằm tại nơi giao lộ dẫn đến những cung đường huyết mạch, tụ điểm thu hút du khách và người nước ngoài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Thoại…
“Là dấu ấn tiếp theo trong hành trình “làm đẹp” Đà Nẵng của Sun Group, dự án không chỉ hưởng trọn mọi tiện ích từ hệ sinh thái đẳng cấp của “người khai mở”, mà còn tiên phong khởi tạo xu hướng sống mới năng động trong mô hình tổ hợp – khu compound vừa đầy đủ tiện ích vừa đảm bảo riêng tư, xứng tầm thành phố đáng sống đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Đây sẽ là tổ hợp bất động sản mang đến bộ đôi giá trị sống và đầu tư cho chủ sở hữu”, bà Nguyễn Kiều Anh – Giám đốc Marketing Sun Property hé lộ.
Chỉ cần nắm giữ không gian sống bên những cây cầu bắc qua sông Hàn, chủ nhân có thể thỏa sức tận hưởng không khí sự kiện, lễ hội lớn của thành phố du lịch, như Lễ hội pháo hoa quốc tế được tổ chức thường niên; chuỗi hoạt động du lịch hè, carnival đường phố,… Đặc biệt, trong năm nay, dự án “dòng sông ánh sáng” trị giá 400 tỷ đồng sẽ được triển khai, đem đến cho khu vực hai bên bờ sông Hàn diện mạo mới lung linh về đêm với màn trình diễn hệ thống chiếu sáng nghệ thuật độc đáo, ấn tượng. Tất cả sẽ giúp nơi đây thành tâm điểm hút khách du lịch, người nước ngoài, mang đến giá trị lớn cho các bất động sản.
Không lâu nữa, bên cây cầu Trần Thị Lý huyền thoại, sẽ có thêm “biểu tượng” mới về phong cách sống thời thượng, đẳng cấp. Giống như sự quý hiếm của những bất động sản xung quanh tháp Eiffel của kinh đô ánh sáng Paris, bất động sản bên “tứ đại mỹ kiều” của Đà Nẵng cũng sẽ thành tài sản vô giá, trường tồn cùng sự phát triển lớn mạnh không ngừng của thành phố sông Hàn.