Tạo hình Tần Minh trong “Thủy hử”.Trong thế giới tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc , các loại vũ khí được sử dụng bởi các vị tướng được miêu tả rất đa dạng với 18 loại vũ khí khác nhau.
Luyện đao trăm ngày, luyện thương ngàn ngày, luyện kiếm vạn ngày
Những vũ khí này không phải tác giả tự nhiên lựa chọn để đặt cho mỗi nhân vật mà phải dựa vào hình ảnh nhân vật cũng như hình dáng đặc điểm của từng loại vũ khí, với mong muốn tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa vũ khí với người sử dụng nó.
Các vũ khí có tác dụng làm cho tính cách nhân vật trở nên sống động cũng như làm nổi bật hình ảnh của nhân vật:
Kiếm từ lâu đã được mệnh danh là “vua của trăm quân”, đây là loại vũ khí khó sử dụng bậc nhất trong 18 loại vũ khí lạnh của Trung Quốc.
Trong giới võ lâm có câu: “Luyện đao trăm ngày, luyện thương ngàn ngày, luyện kiếm vạn ngày” để cho thấy việc luyện kiếm vũ khí rất khó và số người có thể dùng được kiếm cũng rất ít. Kiếm có hình dáng nhẹ nhàng, thanh mảnh, tao nhã đúng với tính cách người sử dụng nó.
Trong tiểu thuyết cổ điển, hầu hết khi xây dựng những nhân vật sử dụng kiếm làm vũ khí đều là người nho nhã, lãng tử như Lưu Bị trong ” Tam quốc diễn nghĩa ” người có tấm lòng nhân hậu, dung mạo tuấn tú, sử dụng điêu luyện kĩ thuật song kiếm, hiện thân của một vị tướng tài hoa chỉ huy hàng vạn quân.
Ngược lại với sự nhẹ nhàng của kiếm thì đao thể hiện dung khí to lớn, tinh thần chiến đâu hết mình, được chọn để nói lên sức mạnh của trăm quân.
Hầu hết những người sử dụng đao làm vũ khí đều có tính cách vui vẻ, quyết liệt trong chiến đấu, điển hình là hình tượng Quan Vũ trong “Tam quốc diễn nghĩa” sử dụng Thanh Long Yển Nguyệt Đao chinh chiến khắp chiến trường, trở thành một biểu tượng không thể tách rời.
Giáo là loại binh khí thông dụng hơn cả trong số mười tám binh khí. Đặc điểm của giáo thể hiện ở độ dài, sắc bén, nhẹ và dễ sử dụng, khó có loại binh khí nào sánh được. Giáo phải sử dụng nội lực trong quá trình luyện tập, hầu hết người dùng giáo làm vũ khí đều cao gầy, võ công cao cường, mang vẻ ngoài tuấn tú.
Tạo hình Lý Quỳ cùng đôi rìu.
Bên cạnh tuyến nhân vật mang phong thái điềm tĩnh, khó đoán còn có những tướng sĩ liều lĩnh, có vẻ ngoài hung dữ khó gần thích hợp để sử dụng loại vũ khí hạng nặng.
Nhìn lại qua bộ phim “Tam quốc diễn nghĩa” hay “Thủy hử” hầu hết các nhân vật sử dụng rìu đều có khuôn mặt tròn, tóc để bù xù, ánh mắt dữ dằn. Hình ảnh nhân vật oai phong lẫm liệt uống ực bát rượu to bên cạnh là hình ảnh chiếc rìu, mọi thứ bổ sung cho nhau để tạo nên tuyến nhân vật phù hợp.
Chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa Lý Quỳ trong “Thủy hử”, Điển Vi trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Phàn Khoái trong ” Hán Sở tranh hùng “, Ngưu Cao trong “Nhạc Phi diễn nghĩa”…những dũng tướng sức mạnh muôn người, luôn xung phong trước mỗi trận chiến, không sợ chết.
Tạo hình Tần Minh trong “Thủy hử”.
Trong các loại binh khí hạng nặng, có một loại binh khí hung dữ hơn, đó là chùy. Chùy được miêu tả có thể giết chết đối phương bằng một cú ra đòn. Mang tính sát thương mạnh đến vậy nhưng rất hiếm khi chùy được sử dụng làm binh khí.
Trong các tiểu thuyết, kinh điển nhất phải kể đến Sa Ma Kha thủ lĩnh của bộ lạc Ngũ Khê trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Tần Minh trong “Thủy hử”. Các tướng sử dụng rìu và chùy đều có đặc điểm dũng cảm trong chiến đấu, liều lĩnh, cục cằn và mang vẻ bề ngoài thô bạo, hung tợn, tính cách bên ngoài nóng nảy nhưng bên trong là người tình nghĩa, có thể làm tất cả để bảo vệ các huynh đệ.
Trên thực tế, 18 loại binh khí đều lấy mục đích sử dụng làm yếu tố quyết định đến việc lựa chọn. Nhiều loại vũ khí được sử dụng bởi các nhân vật có thật trong lịch sử không giống như trong tiểu thuyết.
Tuy nhiên vì nhu cầu sáng tạo nghệ thuật trong tiểu thuyết, các vũ khí được thiết kế, điều chỉnh riêng để phù hợp với hình tượng bên ngoài và đặc điểm tính cách của từng tướng sĩ, mang đến cho người đọc ánh nhìn hài hòa giữa thực tế cũng như lịch sử.
(Tham khảo Sohu)