Nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc không ngừng phát triển, những bộ phim cũng dần đi vào đời sống hàng ngày của người dân không chỉ ở đất nước này mà còn tạo ra làn sóng yêu thích ở nhiều nước trong khu vực.
Nếu nói đến thể loại phim nào được mọi người yêu thích nhất, có lẽ là dòng phim cổ trang. Trong những bộ phim thuộc dạng này, nhiều nhân vật có võ công cao cường đều là các vị cao tăng. Họ thường sống ẩn dật, tu luyện, âm thầm trông nom trong chùa miếu, đến thời điểm quan trọng, mấu chốt mới thi triển võ nghệ cao cường của bản thân.
Nếu chú ý quan sát một chút, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, trên đỉnh đầu của các vị cao tăng thời xưa thường có rất nhiều dấu chấm tròn, nhưng ngày nay, trên đầu của các hòa thượng lại không hề có những dấu tròn ấy. Vậy liệu những chấm tròn trên đầu ấy mang ý nghĩa gì?
Trong thực tế, vào thời kỳ đầu nhà Nguyên (Trung Quốc), có một vị hòa thượng tên xưng là “Trí Đức”, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt đánh giá rất cao và tôn kính ông, vì vậy trong thời gian xuất gia, vị hòa thượng đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên các chấm trên đỉnh đầu, để thể hiện sự lòng thành tâm tín ngưỡng của ông với Phật giáo.
Cũng chính vì hành động này nên ông càng nhận được sự tán thưởng và công nhận của Hoàng đế. Cũng từ đó, phong tục này bắt đầu được lưu truyền về sau.
Trong không ít các bộ phim truyền hình cổ trang, nếu xuất hiện bối cảnh là trước thời nhà Nguyên nhưng các vị hòa thượng lại có chấm trên đỉnh đầu, điều ấy chứng tỏ ekip làm phim của bộ phim ấy không thực sự tâm huyết, cũng không tìm hiểu kỹ bối cảnh lịch sử.
Trong thực tế, sự ra đời của vết chấm hương trên đỉnh đầu không phải là nét đặc trưng của Phật giáo, mà trên khắp thế giới, chỉ có người Hán ở Trung Quốc mới có cách làm này. Theo thời gian thay đổi, các chấm hương dần trở thành một biểu trưng cho thân phận của một người.
Chấm hương trên đầu càng nhiều, chứng tỏ tu vi của vị hòa thượng ấy càng lâu dài. Với các tiểu hòa thượng vừa mới xuống tóc đi tu, phải trải qua vài tháng học tập, sau đó phải thông qua các bài kiểm tra, thử thách, chỉ có những người đạt tiêu chuẩn, thì trên đầu mới được chấm lên chấm hương đầu tiên, chấm đầu tiên này được gọi là “thanh tâm”, thể hiện rằng người này đã trở thành hòa thượng, cần phải vượt qua cửa ải “thanh tâm quả dục”.
Tiếp sau đó, người đó cần phải tiếp tục vượt qua các bài kiểm tra khác, vết chấm hương thứ hai chính là “lạc phúc”, mang ý nghĩa rằng người đó không thể tận hưởng phúc lành và lạc thú của nhân gian.
Trên thực tế, có rất nhiều bài kiểm tra, và cũng không phải tất cả đều vượt qua được hết, cho nên một khi không vượt qua được, số chấm hương trên đầu sẽ dừng lại ở số lượng chấm đã có.
Trong thực tế, việc chấm hương cũng không bắt buộc phải chấm lên đỉnh đầu, mà có thể chọn chấm lên những chỗ khác trên cơ thể, các chấm hương phải được chấm rõ ràng, vì suy cho cùng những chấm hương ấy cũng tượng trưng cho thân phận của một người.
Vậy vì sao nét đặc trưng này đến ngày nay lại dần biến mất?
Trên thực tế, khi chấm hương, một khi người chấm không khống chế được lực tay, thì sẽ tạo nên tổn thương cho người được chấm.
Vào ngày chấm hương, trên đầu người được chấm sẽ bị sung tấy, có hại cho cơ thể của người đó, chính vì vậy cách làm này dần bị bỏ đi.
Pháp luật và bạn đọc