Sớm đã nghi ngờ Ngụy Diên, sao Gia Cát Lượng không tranh thủ trừ khử nhân vật này khi còn sống?

Ngụy Diên (177 – 234), tự Văn Trường, là đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.

Ông được đánh giá là một viên tướng có tài năng, dũng cảm và cũng được xem như một trong những trụ cột về quân sự của Thục Hán.

Thế nhưng vị tướng họ Ngụy này lại nhận về một kết cục hết sức thê thảm khi bị gán cho tội danh mưu phản và bị xử án tru di.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” nói riêng, Ngụy Diên từng bị Gia Cát Lượng cho là sở hữu tướng mạo phản phúc.

Bởi vậy nên có nhiều ý kiến cho rằng, chính Gia Cát Lượng là người đứng sau cái chết của vị tướng ấy. Những người ủng hộ giả thuyết này còn tin rằng Khổng Minh trước lúc qua đời đã giật dây Dương Nghi phải trừ khử cho được Ngụy Diên.

Thế nhưng điều khiến nhiều người thắc mắc lại nằm ở chỗ, nếu đã không có lòng tin với viên tướng họ Ngụy, vậy thì vì sao Khổng Minh không ra tay diệt trừ ngay người này ngay từ khi còn sống?

Nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng luôn đem lòng nghi ngờ Ngụy Diên

 Sớm đã nghi ngờ Ngụy Diên, sao Gia Cát Lượng không tranh thủ trừ khử nhân vật này khi còn sống? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Sinh thời, Ngụy Diên vốn xuất thân là một viên tướng ở Kinh Châu vào thời Lưu Biểu. Tương truyền rằng ông sở hữu sức khỏe dũng mãnh hơn người, lại rất mực am hiểu binh pháp.

Vào thời điểm Tào Tháo đánh Kinh Châu, Ngụy Diên đã định đi theo Lưu Bị nhưng không đuổi kịp, vì vậy chỉ có thể chạy tới Trường Sa đầu quân cho Hàn Huyền.

Sau chiến thắng ở trận Xích Bích, Lưu Bị sai Quan Vũ đi đánh Trường Sa. Ngụy Diên đã xin hàng và bắt đầu phụng sự cho tập đoàn Thục Hán từ đây.

Thế nhưng theo “Tam Quốc diễn nghĩa”, Ngụy Diên lại bị Gia Cát Lượng xem là người có tướng mạo phản phúc và cần phải đề phòng.

Có lẽ chính nhận định này đã trở thành khởi nguồn sâu xa của kết cục bi thảm mà Ngụy Diên phải nhận.

 Sớm đã nghi ngờ Ngụy Diên, sao Gia Cát Lượng không tranh thủ trừ khử nhân vật này khi còn sống? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Không chỉ dừng lại ở đó, viên tướng họ Ngụy này còn được cho là một người sở hữu tâm tính cao ngạo, không thích giao thiệp cùng người khác.

Trong triều, ông có mâu thuẫn gay gắt với một đại thần tên Dương Nghi. Khi Lưu Bị và Gia Cát Lượng còn tại thế, cả hai vì quý trọng nhân tài mà luôn cố gắng hòa giải mối quan hệ của hai nhân vật này.

Thế nhưng sau khi Lưu Bị và Khổng Minh lần lượt qua đời, mâu thuẫn giữa Dương Nghi và Ngụy Diên đã bị đẩy lên tới đỉnh điểm.

Năm 234, Gia Cát Lượng hấp hối ở gò Ngũ Trượng khi chiến dịch Bắc phạt vẫn còn đang dang dở. Trước lúc ra đi, ông đã căn dặn kỹ lưỡng về việc nhất định phải rút quân.

Thế nhưng Ngụy Diên lại làm trái với lời dặn nói trên, tự ý dẫn quân hành động theo ý mình. Kết quả là việc làm của ông bị Dương Nghi nắm thóp và bị khép vào tội làm phản.

Sau cùng, ông bị tướng Mã Đại chặt đầu và phải chịu án tru di tam tộc.

Hé lộ lý do Gia Cát Lượng không vội trừ khử Ngụy Diên ngay từ khi còn sống

Theo quan điểm của Qulishi, sai lầm trực tiếp khiến Ngụy Diên phải bỏ mạng nằm ở việc ông đem lòng bất mãn với di mệnh của Gia Cát Lượng.

Ngụy Diên một mực cho rằng, cái chết của vị Thừa tướng này không hề ảnh hưởng tới kết cục thắng thua của chiến dịch Bắc phạt.

 Sớm đã nghi ngờ Ngụy Diên, sao Gia Cát Lượng không tranh thủ trừ khử nhân vật này khi còn sống? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Phần vì bất mãn với Khổng Minh, chướng mắt với Dương Nghi, phần vì tự tin vào năng lực của mình, Ngụy Diên đã làm trái với chỉ thị rút quân của Gia Cát Lượng.

Có lẽ chính ông cũng không ngờ rằng bản thân và gia tộc sẽ bị đẩy vào cửa tử một cách dễ dàng chỉ vì việc làm bồng bột ấy.

Không chỉ vậy, có nhiều ý kiến tin rằng Gia Cát Lượng từ sớm đã liệt tên Ngụy Diên vào danh sách những nhân vật cần phải diệt trừ vì tin rằng ông sở hữu “tướng mạo phản phúc”.

Thế nhưng khi còn sống, vị Thừa tướng này vẫn tin rằng bản thân có thể khiến cho Ngụy Diên nể sợ và không dám tạo phản.

Nói cách khác, Gia Cát Lượng tin tưởng dù cho Ngụy Diên thực sự có gan làm phản thì ông vẫn sẽ có cách để thu phục.

Đây mới là nguyên nhân chủ yếu khiến Khổng Minh không vội ra tay trừ khử Ngụy Diên ngay từ khi còn sống.

Thế nhưng ở vào thời khắc hấp hối, vì để phòng ngừa việc Ngụy Diên tạo phản  sẽ uy hiếp thiên hạ của cha con Lưu Bị, Gia Cát Lượng mới âm thầm giao phó cho thủ hạ Dương Nghi nhiệm vụ đẩy viên tướng họ Ngụy vào cửa tử.

 Sớm đã nghi ngờ Ngụy Diên, sao Gia Cát Lượng không tranh thủ trừ khử nhân vật này khi còn sống? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Mặc dù cách giải thích nói trên nhận được sự ủng hộ của không ít độc giả, thế nhưng hết thảy cũng chỉ dừng lại trên phương diện giả thuyết mà thôi.

Và sự thực là cho tới ngày nay, vụ án Ngụy Diên làm phản vẫn là một trong những nghi án bí ẩn lớn nhất nhì Tam Quốc.

Liệu có phải Khổng Minh là người đứng sau cái chết của nhân vật ấy hay không? Ngụy Diên có thực sự mang dã tâm làm phản hay không? Đáp án chính xác của những câu trả lời nói trên có lẽ vẫn sẽ là bí ẩn chờ ngày hậu thế giải đáp.

Chỉ biết rằng cho tới ngày nay, mỗi khi nhắc tới kết cục của viên tướng họ Ngụy tài năng ấy, nhiều người vẫn không khỏi thở dài tiếc nuối…

*Dịch từ tư liệu nước ngoài


Trần Quỳnh

Pháp luật & bạn đọc

Tin liên quan