Sau đại dịch, bạn nên đổi việc hay tiếp tục bám trụ lấy công việc hiện tại: Đừng quyết định vội vàng để phải trả giá đắt bằng cả sự nghiệp

Đại dịch – Sự khởi đầu bất ngờ của năm 2020 đã phá vỡ phá nhịp sống và kế hoạch nghề nghiệp ban đầu của nhiều người. Dự định nhảy việc trong kế hoạch đã phải hoãn lại hoặc thậm chí hủy bỏ.

Hàng loạt công ty lớn nhỏ phá sản. Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vật lộn để tồn tại. Vì việc làm sao để tồn tại gặp rất nhiều khó khăn chứ đừng nói đến việc mở rộng quy mô. Những công ty còn hoạt động cũng hầu như không có nhu cầu tuyển dụng thêm. Trong khi đó, số lượng người thất nghiệp tăng gấp nhiều lần. Đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn như hiện tại bạn vẫn muốn đổi việc? Đây là những điều bạn phải cân nhắc:

1. Sau đại dịch, bạn nên đổi việc hay tiếp tục bám trụ lấy công việc hiện tại?

 Sau đại dịch, bạn nên đổi việc hay tiếp tục bám trụ lấy công việc hiện tại: Đừng quyết định vội vàng để phải trả giá đắt bằng cả sự nghiệp - Ảnh 1.

    Nếu bạn muốn đổi việc thời điểm này hãy cân nhắc 2 điểm:

    Thứ nhất, nếu bản thân bạn không bị khủng hoảng kinh tế hay phải gánh vác gia đình thì tuyệt đối đừng đổi việc. 

    Điều này là tầm nhìn dài hạn của bạn cho tương lai. Nếu bạn là người đang gặp khủng hoảng hay những gánh nặng khác, nhảy việc đi kiếm công việc lương cao để trang trải đấy là điều dễ hiểu. Nhưng nếu những công việc ấy thực sự không thể giữ vững cho tương lai của bạn thì hãy suy nghĩ kỹ lại. Thường những công việc có lương cao là những công việc có sức đào thải cạnh tranh lớn, nếu bạn tập trung quá nhiều thời gian vào công việc đó khi bị đào thải, cạnh tranh bạn rất khó để theo nhịp những công việc khác.

    Thứ hai, nếu bạn đã qua 40 tuổi, năng lực kiếm tiền và tài khoản tiết kiệm có giới hạn thì cách tốt nhất là hãy duy trì với công việc hiện tại là lựa chọn tốt nhất lúc này.

    Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều công ty lao đao. Những người trên 40 tuổi không đủ năng lực và tiết kiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người có ý định thay đổi công việc nhưng khả năng tìm được việc rất thấp, dù cho là công việc không tốt như công việc hiện tại. Bởi họ gặp nhiều hạn chế về tuổi tác, năng lực làm việc, khả năng thích ứng với môi trường mới…

    2. Nếu lựa chọn đổi việc, bạn nhất định phải lưu ý:

     Sau đại dịch, bạn nên đổi việc hay tiếp tục bám trụ lấy công việc hiện tại: Đừng quyết định vội vàng để phải trả giá đắt bằng cả sự nghiệp - Ảnh 2.

    Cố gắng đổi việc trong phạm vi năng lực của bạn

      Thay đổi công việc đòi hỏi đầu tư rất nhiều tâm sức, chi phí thời gian đạo, bởi vì nhiều công ty đang có xu hướng tuyển dụng nhân viên có năng lực làm việc ngay hơn nhân viên phải đào tạo lại.

      Khi đổi việc, “vé bảo đảm” của bạn chính là duy trì thế mạnh cá nhân, lựa chọn ngành nghề, vị trí phù hợp với năng lực, nếu không bạn chắc chắn không thể thích nghi kịp thời. Tại thời điểm khủng hoảng kinh tế hiện tại, sẽ không có cơ hội cho bạn thử. Vì thế hãy trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân trước khi muốn nhảy việc.

      Phải có thương hiệu cá nhân giá trị

        Thương hiệu cá nhân giá trị thực sự không nằm ở chức danh như trưởng phòng, giám đốc…, mà chính là sức ảnh hướng của bạn đối với những người trong ngành nghề của bạn. Một người thực sự nổi bật, có ảnh hưởng trong ngành sẽ có danh tiếng, những mối quan hệ nhất định để có thể giải quyết vấn đề, tham vấn cho người khác.

        Điều cốt lõi khi bạn muốn đổi việc là chuyển đổi “khả năng của chính mình” thành “thông tin cá nhân công khai”, để bạn có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào công ty, chẳng hạn như: sử dụng diễn đàn chuyên nghiệp trực tuyến, nền tảng tự truyền thông có ảnh hưởng, xuất bản bài viết hoặc video của riêng bạn… Thương hiệu cá nhân giá trị sẽ giúp bạn có những cơ hội việc làm thực sự đáng giá.

        Đừng thay đổi công việc liên tục, tuyệt đối không giải quyết vấn đề bằng cách đổi việc

          Một số người rất cực đoan họ đã luôn tìm cách trốn tránh những vấn đề trong công việc, cuộc sống bằng cách đổi chỗ làm. Bạn có quyền chuyển đổi công việc nếu nó không phù hợp, nhưng công việc thường xuyên thay đổi sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên bấp bênh. Bạn dường như sẽ mất phương hướng cho tương lai và sẽ khó chọn được công việc ổn định.

          Hãy tính toán và suy nghĩ thật kĩ những quyết định của mình khi đổi việc. Liệu giải pháp này có đúng đắn và có thể giải quyết vấn đề ở hiện tại và tương lai không? Đừng chọn những giải pháp tình thế, hãy chọn cho mình những hướng đi lâu dài.


          Theo Lưu Ly

          Tin liên quan