Mặc dù mới đầu mùa hè, người dân cả nước đã phải đối mặt với những ngày nắng nóng kỷ lục, có nơi lên đến 40 – 42 độ C. Đầu tháng 5, Liên Hợp Quốc cảnh báo hiện tượng thời tiết El Nino phát triển và thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao, có thể phá vỡ những kỷ lục nhiệt trước đó. Điều này một lần nữa đặt ra bài toán khó với những nhà phát triển đô thị.
Để hiểu hơn vấn đề này, phóng viên đã trò chuyện cùng KTS Lê Anh Tuấn – Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest.
Theo kiến trúc sư, hiện tượng El Nino quay trở lại trong năm 2023 đặt ra những vấn đề gì với kiến trúc và quy hoạch đô thị?
KTS. Lê Anh Tuấn: El Nino 2023 quay trở lại làm cho biến đổi khí hậu trở nên khốc liệt hơn với tình trạng khô hạn và nắng nóng cực đoan gia tăng.
Quy hoạch đô thị và kiến trúc công trình nhiều năm qua vốn đã có nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu như các Chương trình Quy hoạch bền vững và Công trình Xanh (CTX). Tuy nhiên với tình hình cấp bách như hiện nay thì theo tôi, chọn lọc căn cơ cho quy hoạch là những giải pháp giảm nhiệt đô thị, tiết kiệm tài nguyên nước, giảm phát thải CO2 và sử dụng năng lượng tái tạo; đối với công trình đó là triệt để áp dụng tiêu chuẩn Xanh với các chỉ số tăng khả năng chống chịu của tòa nhà trong thiết kế và xây dựng.
Quy hoạch đô thị thông minh và tòa nhà thông minh trong ứng xử với môi trường cũng là ưu tiên hàng đầu.
Những kỹ thuật hay xu hướng thiết kế nào có thể giải bài toán biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Việt Nam và trên toàn thế giới?
KTS. Lê Anh Tuấn: Ngay từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, Hiệp hội chuyên ngành ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Pháp… đã xây dựng và áp dụng các tiêu chí quy hoạch bền vững cho đô thị và tiêu chuẩn công trình xanh để ứng phó biến đổi khí hậu.
Hiện nay, những tiêu chí này đã trở nên phổ biến trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, việc ban hành và bắt buộc áp dụng QCVN 09-2017 quy chuẩn xây dựng quốc gia cho các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả và áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS (Việt Nam) cho thấy nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu . Như vậy, quy hoạch bền vững và thiết kế công trình xanh không còn là sự lựa chọn mà trở thành xu hướng tất yếu.
Với các cơ quan quản lý nhà nước hay các nhà phát triển bất động sản, việc cần làm là ứng dụng các giải pháp hạ tầng xanh cho quy hoạch đô thị như: Triệt để xây dựng hè – đường tự thấm; sử dụng nhiều cây bản địa chịu hạn trong đô thị; Xanh hóa mái với các đô thị hiện hữu và công trình cũ. Đồng thời, cần ứng dụng quản lý năng lượng thông minh cho cấp điện, cấp thoát nước, kết hợp cùng với việc sử dụng nguyên liệu sạch.
Trong khâu thiết kế và xây dựng công trình theo tiêu chuẩn xanh cũng cần có sự vào cuộc của các nhà cung cấp vật liệu xây dựng có nhãn xanh, nhà thầu thi công sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc tái chế.
Mọi công trình đều bắt đầu bằng công thức xanh, kiến trúc sư có thể chia sẻ những kinh nghiệm Văn Phú – Invest đã áp dụng để kiến tạo nên công trình và đô thị bền vững?
KTS. Lê Anh Tuấn: Trong vài năm nay, Văn Phú – Invest đã xây dựng và thực hiện chiến lược Xanh – Bền vững cho các dự án đô thị và công trình của mình. Chúng tôi ban hành các tiêu chuẩn thiết kế đô thị, công trình riêng của Văn Phú – Invest với mục tiêu tạo ra được các giá trị bền vững không chỉ cho khách hàng mà còn cho cộng đồng.
Ứng phó với biến đổi khí hậu thể hiện ở việc tôn trọng thiên nhiên – văn hóa ở nơi xây dựng dự án, các công trình đều áp dụng và đạt các chứng chỉ xanh phù hợp như EDGE, LEED… Văn Phú – Invest sẽ tiến tới áp dụng các chỉ số khả năng chống chịu tòa nhà, chỉ số đô thị không phát thải CO2 (ví dụ như của Tổ chức tài chính thế giới IFC), xây dựng sinh thái thông minh cho các sản phẩm đô thị và nhà ở. Kết quả, trong năm 2021 – 2022, Văn Phú – Invest đã đóng góp 254.000 m2 sàn nhà ở cao tầng đạt chứng chỉ Xanh EDGE vào phân khúc công trình xanh tại Việt Nam.
Hiện tượng El Nino khiến cho nhiệt độ nước biển bề mặt khu vực xích đạo trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực và đô thị ven biển. Các khu đô thị ven biển của Văn Phú – Invest có chịu tác động từ hiện tượng này không và kiến trúc, quy hoạch cần có những giải pháp nào, thưa ông?
KTS. Lê Anh Tuấn: Các khu vực ven biển nhạy cảm hơn với các hiện tượng sạt lở bờ biển, khu vực cửa biển và đường bờ thay đổi liên tục. Như vậy ngoài các yếu tố giải pháp như tôi đã nói trên thì các đặc thù đô thị ven biển – bao gồm nhiều dự án của Văn Phú – Invest ở miền Trung và Tây Nam Bộ đều nhìn nhận thêm biện pháp cần thiết là hạ tầng Xanh, sử dụng cây bản địa chịu hạn cùng với việc bảo vệ đường bờ bằng các giải pháp kè mềm, kết hợp nuôi bãi tái tạo môi trường sinh thái tự nhiên.
Đối với công trình cần tìm nhiều giải pháp thích ứng linh hoạt cao hơn trong cả 2 điều kiện khô hạn và ngập lụt. Ví dụ trong năm nay, chúng tôi sẽ đưa vào áp dụng cửa chống ngập phần ngầm cho các dự án của Văn Phú – Invest là một trong những giải pháp thích ứng trên.
Với cương vị là Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest, theo ông đâu là vai trò, sứ mệnh của kiến trúc sư và nhà phát triển bất động sản trong bối cảnh xuất hiện hiện tượng El Nino cũng như những hiện tượng thời tiết cực đoan khác?
KTS. Lê Anh Tuấn: Theo tôi, một nhà phát triểnbất động sản chuyên tâm sẽ đặt giá trị tạo dựng môi trường sống cho khách hàngvà cộng đồng là cao nhất, như vậy khi họ thực hiện các sản phẩm của mình thì hiểu và tôn trọng thiên nhiên, mình bảovệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa là điềutrọng yếu mà không cần phải lo có xuất hiện thời tiết cực đoan hay không. Nên vớigóc nhìn như vậy thì chắc rằng kiến trúc sư và nhà phát triển bất động sản như VănPhú – Invest sẽ cần có tâm thái cùng nhau đồng hành như một đội thì mới thực hiệnđược hết vai trò và trách nhiệm của mình.