Quảng Nam: Dòng tiền tiếp tục đổ vào bất động sản công nghiệp

Giai đoạn 2015 – 2020, công nghiệp được xác định là nguyên nhân vực dậy nền kinh tế Quảng Nam kéo theo nhu cầu đầu tư bất động sản công nghiệp.

Trong giai đoạn 2015-2020, kinh tế Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế được nâng lên, đến năm 2020 đạt gần 100.000 tỉ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 6,85%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 63,3 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 45,2 triệu đồng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành công nghiệp tăng lên nhanh chóng, tính đến nay có gần 21,3 nghìn cơ sở, tăng gần 2,4 nghìn cơ sở so với năm 2015 (CN chiếm 82%); trong đó có gần 1,1 nghìn doanh nghiệp CN (chiếm 5,1%; +343 DN). Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng chính thức đi vào hoạt động tạo năng lực, sản phẩm mới có tác động lan tỏa…

Quảng Nam: Dòng tiền tiếp tục đổ vào bất động sản công nghiệp 1

Giai đoạn 2020 – 2025, Quảng Nam tiếp tục đầu tư công nghiệp làm đòn bẩy phát triển. Cảng nước sâu Chu Lai- Quảng Nam với nhiều lợi thế cho việc phát triển ngành công nghiệp và các ngành phụ trợ

Công nghiệp vực dậy và phát triển kinh tế

Những chỉ tiêu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025 là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm từ 7,5 – 8%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 từ 110 – 113 triệu đồng. Trong đó, công nghiệp tiếp tục được xác định là lực đẩy cho phát triển.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, cơ cấu lại kinh tế và đầu tư công theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ đột phá, ưu tiên cho vùng kinh tế trọng điểm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần sang khu vực dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GRDP giảm từ 14,7% năm 2015 còn 11,49%, các ngành phi nông nghiệp tăng từ 85,3% lên 88,51% vào năm 2019.

Theo ông Hồ Quang Bửu, ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đặc biệt, ngành công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, đóng góp an sinh xã hội.

Quảng Nam: Dòng tiền tiếp tục đổ vào bất động sản công nghiệp 2

Chu Lai Riverside sở hữu đầy đủ các yêu tố hạ tầng và pháp lý hoàn thiện

Theo đó, tỉnh Quảng Nam tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí ô tô, thiết bị điện tử, dệt may, da giày… tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội ngành nghề để hợp tác, hỗ trợ phát triển sản xuất.

Những sản phẩm công nghiệp chủ lực có lợi thế cạnh tranh, sức lan tỏa và đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh, luôn dẫn đầu so với 5 tỉnh trong khu vực có sản lượng tăng khá trong 5 năm (2016-2020) như: quần áo may sẵn 856 triệu cái; giày dép các loại đạt gần 151 triệu đôi; sản xuất và lắp ráp ô tô 445 nghìn chiếc; kính nổi 1,5 triệu tấn; điện thương phẩm 9,2 tỷ Kwh…

Nói về hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho hay, cơ cấu sản xuất có những chuyển đổi theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ, hàm lượng giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm có chuyển biến tích cực, đã dịch chuyển hướng trọng tâm các ngành nghề công nghiệp phù hợp với lợi thế. 

“Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc năm 2000 là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam và tiếp đến là Khu kinh tế mở Chu Lai cho thấy hướng xác định phát triển công nghiệp là trọng tâm là sự lựa chọn đúng đắn của chính quyền địa phương nơi đây. Đến nay đã cho thấy Quảng Nam đang hình thành dần rõ nét là trung tâm công nghiệp của miền Trung” – TS.Nguyễn Đình Cung nhận định.

Đáng chú ý, Khu kinh tế mở Chu Lai hiện có 115 dự án với vốn đăng ký gần 44.000 tỉ đồng với hơn 25.000 chuyên gia, lao động đang làm việc; KCN Điện Nam – Điện Ngọc (75 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 4.000 tỉ đồng và gần 561 triệu USD).

Phát triển đô thị động lực Chu Lai

Theo ông Trương Đình Đức, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại dịch vụ văn hóa sự kiện D.A.C ( Việt Group) nhận định, với nguồn lực và đội ngũ nhân lực dồn vào các Khu kinh tế mở, KCN quy mô, sân bay Chu Lai, chưa kể các dự án du lịch tại địa phương sẽ đi kèm với vấn đề về an cư cho người dân, công nhân địa phương và khách du lịch.

Từ đó đề ra bài toán cần có quỹ đất đô thị mới để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khu dân cư, đồng thời xây dựng những chuỗi đô thị động lực cho Chu Lai.

Theo đó, thị trường bất động sản Chu Lai cũng bắt đầu sôi động với hàng loạt các dự án mới. Theo thống kê, đã có hơn 10 dự án bất động sản đã và đang dần hoàn thiện các khâu thụ tục đầu tư để ra mắt thị trường.

Quảng Nam: Dòng tiền tiếp tục đổ vào bất động sản công nghiệp 3

Khách hàng giao dịch sôi động dự án Chu Lai Riverside

Bên cạnh các dự án đất nền, shophouse, thị trường địa ốc Chu Lai cũng đang đón nhận các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực biển Rạng và lưu vực sông Trường Giang. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện của các chủ đầu tư lớn cùng các thương hiệu quản lý, vận hành sự án nổi danh trên thế giới.

“Chính vì vậy, Chu Lai đang là điểm đến đầutư bất động sản mới, minh chứng là dự án Chu Lai Riverside (Tam Anh Nam, H.Núi Thành, Quảng Nam) vừa qua ra mắt thị trường đã đạt 75% giao dịch, không chỉ khách miền Trung, mà hiện nhà đầu tư phía Bắc, nhất là tại Hà Nội cũng đang rất quan tâm” – ông Phạm Quốc Vỹ, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phúc Thịnh Khang chia sẻ.

Bên cạnh yếu tố đắc địa mặt tiền QL1A và sông Trường Giang, Chu Lai Riverside nổi bật trên thị trường nhờ hoàn thiện hạ tầng, pháp lý rõ ràng, có sổ đỏ sẵn, an toàn để đầu tư.  Bên cạnh đó, dự án cũng đang gấp rút hoàn thiện các tiện ích nội – ngoại khu như sân vận động, công viên trung tâm, phố đi bộ ven sống… Từ đó biến Chu Lai Riverside trở thành một điểm đến mới của khu vực Quảng Nam.

TÚ NGUYÊN

Tin liên quan