Nơi làm việc không tin vào nước mắt: Muốn khóc, về nhà mà khóc!

Tăng ca, thức đêm, KPI, cạnh tranh, áp lực…

Những gì bạn phải trải qua, tôi đều hiểu.

Ai đi làm mà không từng cảm thấy ấm ức, tủi thân? Nhưng có ai mà không trưởng thành trong những trận mắng?

Nơi làm việc không phải là nhà, không có ba mẹ trả tiền mọi thứ cho bạn; nơi làm việc không phải trường học, cũng chẳng có thầy cô giúp đỡ khi gặp đề khó.

Ông chủ của bạn, chỉ trả tiền cho năng lực của bạn, còn sự tủi thân hay bất bình của bạn, hãy tự nuốt lấy nó.

01

Một shipper khi đi đưa hàng đều đưa rất muộn, thậm chí còn đưa sai địa chỉ, nhưng, bản thân anh lại không bao giờ để ý tới điều này hay có ý định sửa.

Có một lần, dù không giao hàng đúng thời gian nhưng anh vẫn khai trên hệ thống là đã giao hàng.

Khách hàng rất không hài lòng, gọi điện phàn nàn, kết quả, anh shipper bị phạt 500 ngàn.

Anh shipper rất tủi thân, gửi tin nhắn rồi gọi điện thoại cho khách hàng nói:

“Sao anh lại ác vậy?

Tôi đội nắng nóng mồ hôi nhễ nhại đi giao hàng, nhấn xác nhận giao hàng trước cũng là vì bất đắc dĩ, hơn nữa lúc đó, tôi còn cách nhà anh có 200m, muộn 2 phút thôi thì đã làm sao?

Vợ tôi thì sắp sinh, già trẻ trong nhà ai cũng trông chờ vào tiền của tôi, anh vừa phàn nàn tôi mất 500 ngàn, anh có biết tôi kiếm số tiền ấy vất vả thế nào không.”

Khách hàng nghe xong, có lẽ cảm thấy anh shipper đáng thương nên đã chuyển lại cho shipper đó 500 ngàn bị trừ.

Nhưng, sang tháng thứ 2, anh shipper đó vẫn bị đuổi việc.

Nguyên nhân là bởi, sang tới ngày thứ 3, anh lại chứng nào tật nấy.

Có một hôm, khi đi giao hàng, anh shipper theo quy định tới khu vực nhà khách hàng rồi mới nhấn “đã giao hàng”, nhưng đúng lúc này, khi còn chưa kịp gọi khách hàng ra lấy đồ thì bạn bè lại gửi cho một đường link.

Anh shipper mở ra xem, là một clip hài, xem tới xem lui thế nào mất luôn 10 phút.

Đợi anh phản ứng lại, gọi khách ra lấy đồ thì khách hàng đã phàn nàn với công ty.

Chỉ có điều là lần này, không ai còn nghe những lời chia sẻ tủi thân của anh, kể cả ông chủ.

Và anh shipper cứ lặp đi lặp lại khúc ca đó: tôi muộn có 10 phút, nhà tôi trên còn có già dưới còn có trẻ….

Nhưng ông chủ chỉ nhìn vào kết quả. Ở nơi làm việc, không ai trả tiền cho sự tủi thân của bạn, huống hồ, bạn còn làm lãng phí lòng tốt của người khác dành cho bạn.

Jack Ma nói: “Tầm nhìn của người đàn ông không phải do tủi thân nuôi lớn.”

Cảm thấy tủi thân không đáng sợ, đó là thường thái, ném đi sự uất ức tủi thân, đó mới là con đường chúng ta phải đi.

Cứ đặt tủi thân ở đó, không giải quyết, từng bước từng bước lên men chúng, rồi dùng sự tủi thân đó để ra sức ép khiến người khác phải mềm lòng, phải nương tay với lỗi lầm của mình, càng làm vậy, bạn sẽ chỉ càng đắm chìm vào con đường sai lầm ấy mà không dứt ra được.

Nơi làm việc không tin vào nước mắt: Muốn khóc, về nhà mà khóc! - Ảnh 1.

02

Bản thân tôi cũng đã lăn lội được 10 năm, tôi hiểu rất rõ, giá trị của một người có giá hơn sự tủi thân của họ rất nhiều.

Ở nơi làm việc, lãnh đạo sẽ chỉ trả tiền cho năng lực của bạn, người không hiểu được đạo lý này, sẽ luôn chỉ mưu đồ dùng sự tủi thân, dùng sự đáng thương của mình để đổi lại sự bao dung của người khác.

Có một câu chuyện như sau:

Có một hôm T. tăng ca tới tận 2h sáng, khi vừa về tới nhà, anh nhận được email của sếp, trong mail phê bình anh làm việc không tới nơi tới chốn.

T. khi đó cảm giác vô cùng thấy vọng, cực kì tủi thân.

Anh mở máy tính lên rồi trả lời email của sếp: “Tôi nỗ lực làm việc như vậy, tôi vất vả như vậy, cố gắng như vậy…”

Một bức thư trả lời dài gần 2000 chữ.

Viết xong bức thư, lúc này cũng đã bình tĩnh lại hơn, T. bắt đầu tự hỏi lại mình:

“Nếu mình là ông chủ, khi cảm thấy không hài lòng về nhân viên nào đó, viết thư phê bình anh ta, liệu mình có mong nhận lại được một bức tâm thư giải thích và bào chữa dài như sớ thế này không?

Tất nhiên là không.”

T. bỗng nhiên nghĩ thông, vậy là anh xóa đi 2000 chữ mình vừa viết, chỉ trả lời lãnh đạo đúng một câu: “Tôi sẽ xem xét lại vấn đề còn tồn tại và nhanh chóng cải thiện.”

Sau đó, bỏ sự tủi thân sang một bên, T. vùi đầu vào công việc, quyết chiến với mấy việc mà anh bị nói là chưa làm tới nơi tới chốn. Cuối cùng, T. đã hoàn thành xong công việc một cách rất xuất sắc.

2 tháng sau, T. được thăng chức.

Người thực sự có thể đi được xa bay được cao đều là những người có thể tiêu hóa được sự tủi thân hay nỗi thất vọng, họ biết cách biến sự tủi thân đó thành sự trưởng thành, thành chất dinh dưỡng giúp họ tiến bộ.

Công ty không phải tổ chức từ thiện, ông chủ sẽ chẳng vì ai đó có hoàn cảnh khó khăn, phải gánh vác nhiều trọng trách mà cho họ một mức lương ổn định, để họ thoải mái không phải lo lắng gì.

Ông chủ muốn bạn tạo ra thành tích, muốn bạn cống hiến, nhưng, bạn bỏ sức, bỏ mồ hôi, lại không cho ra được đóng góp gì, vậy bạn nghĩ ông chủ có thể chịu được bạn bao lâu?

Nơi làm việc không tin vào nước mắt: Muốn khóc, về nhà mà khóc! - Ảnh 2.

03

K. là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, trước ống kính máy quay cô luôn toát ra sức sống, sự năng nổ, dường như không có một chút mệt mỏi nào. Nhưng, khi được phóng viên phỏng vấn, K. đã chia sẻ rằng:

“Tôi đã không còn đếm nổi số lần mà chúng tôi phải thức trắng nhiều đêm liên tiếp nữa rồi, lúc rời khỏi phòng thu thì trời đã sáng bừng, ngày và đêm đối với chúng tôi hoàn toàn bị đảo lộn. Hai ngày hôm nay thực sự là ngủ quá ít, giấc ngủ không tốt dễ dẫn tới những cảm xúc rất tiêu cực.

Thực ra tôi không phải là người thích khóc, nó sẽ trở thành một cái cớ, kiểu tôi đã vất vả vậy rồi, vất vả tới nỗi muốn khóc rồi mà mấy người vẫn không hiểu được cho tôi ư? Tôi không bao giờ muốn dùng cách này để đối lấy sự quan tâm hay thương hại của người khác.”

Trả lời xong một vài câu hỏi, trong suốt hơn 2 tiếng phỏng vấn sau đó, K. không còn nhắc tới 4 chữ vất vả hay tủi thân nữa.

Nơi làm việc không tin vào nước mắt: Muốn khóc, về nhà mà khóc! - Ảnh 3.

Thế giới của người trưởng thành, ai cũng đều không dễ dàng, người phải trả tiền cho sự tủi thân, chỉ có thể là chính mình.

Ở nơi làm việc, muốn cầm được lương tháng, muốn được thăng chức, muốn hiện thực hóa giá trị bản thân, tủi thân, bất bình, thất vọng là những điều không thể tránh khỏi.

Nhưng những người thành công, sở dĩ họ nên được việc lớn, đó là bởi họ biết từ trong sự tủi thân đó học được cái gọi là trách nhiệm, cái gọi là cần nỗ lực nhiều hơn.

Họ có tủi thân như bao người, nhưng họ đồng thời cũng mạnh mẽ hơn bao người.

Jack Ma nói: Doanh nhân không phải hiệp sĩ, công ty chỉ có hai mục tiêu: sinh tồn và kiếm tiền.

Nơi làm việc không phải là nhà, không ai trả tiền cho sự tủi thân của bạn, nhưng luôn có những người sẵn sàng bỏ ra một mức giá hợp lý để trả cho năng lực của bạn.


Alexx

Tin liên quan