Những thành kiến sai lầm tiềm ẩn trong nhận thức khiến bạn luôn rơi vào tình trạng cháy túi

1. Tích lũy kinh nghiệm sai lầm

Những gì chúng ta biết luôn có sức nặng hơn những điều chúng ta chưa biết hoặc chưa tận mắt chứng kiến.

Một ví dụ cụ thể ở đây chính là thường một điều gì đó được cho là có hại với chúng ta (uống rượu, hút thuốc, béo phì…) sẽ làm cho bạn cảm thấy không quá tồi tệ nếu xung quanh bạn có những người có những thói quen trên mà vẫn sống khỏe mạnh bất chấp nguy cơ bệnh tật. Bạn biết người bạn luôn chạy xe ẩu thả, không bao giờ đội nón bảo hiểm nhưng vẫn chưa bao giờ gặp phải tai nạn gì. Bạn cảm thấy cô bạn thân mua sắm liên tục nhưng chẳng hề phá sản hay gặp vấn đề gì về tài chính? Và thế là bạn cảm thấy thực hiệu những điều đó cũng có gì sai hoặc nguy hiểm quá mức như báo đài vẫn thường hay cảnh báo.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Việc chứng kiến những điều như trên khiến bạn dễ dàng cho rằng đó là điều bình thường và tỷ lệ bạn đi vào vết xe đổ đó cũng rất cao. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với vấn đề tài chính, bạn sẽ đưa ra quyết định sai lầm vì những điều kinh nghiệm không đúng đắn bạn đã góp nhặt từ trước đến giờ.

Những thành kiến sai lầm tiềm ẩn trong nhận thức khiến bạn luôn rơi vào tình trạng cháy túi - Ảnh 1.

2. Những quyết định vội vàng

Con người có xu hướng đưa ra quyết định vội vàng chỉ dựa vào thông tin đầu tiên chúng ta biết được về một vấn đề gì đó. Một khi bạn hình thành loại thành kiến nhận thức này trong đầu, bạn sẽ đưa ra mọi quyết định chỉ dựa trên những thông tin đầu tiên mà không suy xét kỹ càng mọi khía cạnh.

Ví dụ, bạn được một người anh thân thiết giới thiệu về việc đầu tư vào đồng tiền ảo và sinh được lợi nhuận rất cao từ nó. Thế là bạn bắt tay vào nó ngay lập tức mà không tìm hiểu kỹ càng về lĩnh vực đó. Bạn cho rằng nếu người anh thân thiết với mình đã thành công thì mình cũng có thể. Tuy nhiên, đây lại là một nhận thức không mấy đúng đắn trong tình huống này.

3. Cách nhìn nhận vấn đề chưa đúng đắn

Cách bạn quan sát, nhìn nhận và đưa ra kết luận của một vấn đề nào đó cũng ảnh hưởng đến việc bạn có kế hoạch tiêu xài hợp lý hay không. Điều này có thể được hiểu như sau: bạn có thói quen cho rằng những kế hoạch và sai lầm của mình đều đến do những tác nhân bên ngoài mà ít khi nào suy xét đến các khía cạnh của bản thân, cụ thể là các nguyên nhân đến từ bên trong chính bạn. Việc này lâu dài sẽ hình thành một thành kiến ẩn sâu trong tiềm thức của bạn. Nếu bạn không tập cách thay đổi cách nhìn hoặc quan điểm của mình, bạn sẽ ngày càng mắc nhiều sai lầm hơn nữa. Đến khi một cú sốc nặng nề buộc bạn phải nhận ra vấn đề nằm ở bản thân bạn, lúc đó bạn sẽ cảm thấy tổn thương và đau lòng hơn nữa.

4. Hiệu ứng đám đông

Hiệu ứng đám đông đôi khi có thể mang lại những tác động xấu khó có thể ngờ đến. Bạn hãy suy nghĩ lại bạn có bao giờ quyết định dựa trên đám đông như: anh em họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp? Và có phải lúc nào bạn cũng thật sự ủng hộ và đồng tình với những quan điểm của đám đông? Việc mang tư tưởng này trong tiềm thức này khá nguy hiểm, nó khiến bạn dần dần mất đi bản sắc riêng của mình, đánh mất đi cái tôi của chính mình và không dám đứng lên nói lên ý kiến khác biệt của mình. Về khía cạnh tài chính, bạn thấy một món đồ gì đó đang được mọi người lùng sục mua nó, và bạn cũng tìm cách bỏ công sức (và khoản tiền không nhỏ) để sở hữu được nó – một món đồ chưa chắc sẽ có ích cho bạn hoặc có giá trị trong tương lai.

Những thành kiến sai lầm tiềm ẩn trong nhận thức khiến bạn luôn rơi vào tình trạng cháy túi - Ảnh 2.

5. Định kiến cũ kỹ

Định kiến là thành kiến trong tiềm thức mà nhiều người mắc phải nhất. Vì đây là những cơ sở hình thành niềm tin và góp phần củng cố hình thành tính cách của bạn bất chấp nó có đúng hay không. Việc giữ lấy định kiến trong tiềm thức khiến bạn trở nên không cởi mở ngay cả trong phương diện tài chính. Ví dụ bạn có định kiến rằng món đồ đắt tiền là không cần thiết, vì vậy bạn thích mua những món đồ rẻ hơn với độ bền thấp hơn. Bạn nghĩ rằng mình đã tiết kiệm một khoản lớn nhưng về lâu dài nó sẽ tốn kém hơn bạn nghĩ.

6. Những mong muốn mâu thuẫn

Con người thường thích những gì an toàn. Nhưng họ cũng không thích những gì quá an toàn. Đôi khi họ muốn được phiêu lưu, họ muốn được mạo hiểm nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.

Điều này hình thành trong tiềm thức và nó khá mâu thuẫn. Vì thật sự bạn không thể nào vừa phiêu lưu mà vẫn ở trong vòng an toàn của mình. Bạn cũng chẳng thể nào phiêu lưu, mạo hiểm hoặc trải nghiệm điều gì đó mới mà không gặp bất cứ rủi ro nào.

Trong vấn đề tài chính cũng vậy, mọi người e ngại trước những món hàng quá xa xỉ, nhưng cũng chẳng hề hào hứng với món đồ quá rẻ. Chính vì vậy mà phân khúc tầm trung, cận cao cấp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cho đại đa số khách hàng. Họ không đủ tài chính cho những thứ cao cấp nhưng vẫn mong muốn thứ gì đó tốt với mức giá phải chăng. Đây cũng chính là cạm bẫy mà rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng. Và hầu như phân khúc tầm trung luôn mang lại doanh số cao hơn so với phân khúc giá rẻ và phân khúc cao cấp.

Những thành kiến sai lầm tiềm ẩn trong nhận thức khiến bạn luôn rơi vào tình trạng cháy túi - Ảnh 3.

7. Sự nhận thức muộn màng

Điều này xảy ra khi bạn nhận ra sự thật sau khi một kết quả tồi tệ của sự việc nào đó xảy ra. Bạn có bao giờ cảm thấy hối hận sau khi mua những món đồ được sale trong những ngày hội mua sắm? Bạn nhận ra rằng mình đã tốn một khoản phí cho những thứ mình không thật sự cần đến. Tuy nhiên, mọi việc lại đâu vào đấy. Bạn tự nhủ bản thân sẽ không mắc phải những sai lầm này nữa. Thế nhưng, bạn lại cho rằng có thể những món đồ đang được giảm giá này sẽ hữu dụng vào một thời điểm nào đó trong tương lai và lại vung tiền mua nó.


Bảo Trân

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan