Những nguyên tắc bố trí thép dầm cột cần biết khi thi công công trình

Tuân thủ nguyên tắc bố trí thép dầm cột là một trong những điều kiện bắt buộc trong thi công xây dựng. Nếu bố trí thép dầm cột không tốt có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thậm chí là tính mạng con người.

Dưới đây là những nguyên tắc bố trí thép dầm cột do nền tảng kết nối bất động sản Homedy tổng hợp, mời bạn cùng tham khảo!

Tổng hợp các nguyên tắc bố trí thép dầm cột theo quy chuẩn xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, cột được biết đến là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực của công trình. Để khung nhà vững chắc thì nhất định cột phải đảm bảo chất lượng và trên thực tế, điều này có liên quan đến nguyên tắc bố trí thép dầm cột toàn khối.

nguyen tac bo tri thep dam cot theo tieu chuan xay dung

Tuân thủ nguyên tắc bố trí thép dầm cột là điều kiện bắt buộc trong thi công xây dựng

1. Nguyên tắc bố trí thép dầm cột trên tiết diện ngang

Nguyên tắc chọn đường kính cốt thép dầm dọc

  • Trong dầm sàn xây dựng, đường kính cốt thép nên chọn loại 12 tới 25mm để đảm bảo độ chịu lực.

  • Nên chọn dầm chính đường kính lên khoảng 32mm để tăng độ bền. Tuy nhiên, không chọn đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm cột.

  • Để tránh nhầm lẫn trong quá trình xây dựng, mỗi công trình không nên dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực. Ngoài ra, đường kính chênh lệch tối thiểu là 2mm.

  • Yêu cầu cần tuân thủ đúng quy định về bảo vệ và khoảng hở của cốt thép khi sắp xếp cốt thép trong tiết diện.

  • Khi đã biết diện tích As, để chọn cốt thép theo nguyên tắc bố trí thép dầm bạn có thể tra trọng lượng ở bảng sau:

nguyen tac bo tri thep dam cot theo tieu chuan xay dung

Bảng tra diện tích và trọng lượng cốt thép

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm trong nguyên tắc bố trí thép dầm cột

Nguyên tắc về lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực chính là sự phân biệt giữa cốt thép chịu lực C1 và của cốt thép đai C2. Theo đó, cần đảm bảo tuyệt đối rằng độ dày lớp bảo vệ C không nhỏ hơn đường kính cốt thép và giá trị Co theo quy định cụ thể sau đây.

Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:

Với cốt thép chịu lực:

  • Trong bản và tường có chiều dày từ 100mm trở xuống thì Co=10mm (15mm)

  • Trong bản và tường có chiều dày từ 100mm trở lên thì Co=15mm (20mm)

  • Trong dầm và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm (20mm)

  • Trong dầm và sườn có chiều cao từ 250mm trở lên thì Co=20mm (25mm)

* Lưu ý về các chỉ số lớp bảo vệ trong nguyên tắc bố trí thép dầm cột

  • Giá trị trong ngoặc (..) là giá trị đặc biệt được áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt, phức tạp.

  • Một số kết cấu đặc thù thuộc vùng chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn thì cần đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:2004 – Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

  • Đối với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 của tiêu chuẩn TCVN 5574:2012.

Khoảng hở của cốt thép dầm theo bố trí thép dầm cột

Đối với khoảng hở của cốt thép, cần đảm bảo t giữa 2 mép cốt thép với khoảng cách thông thủy không nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn, đồng thời không nhỏ hơn trị số to. 

Đối với cốt thép của dầm sàn xây dựng, khi đổ bê tông ở vị trí nằm ngang được quy định to là:

Khi cốt thép đặt thành hai hàng (tương ứng hình c) thì tất cả các hàng phía trên (trừ hai hàng dưới cùng) to=50mm. Trong một số điều kiện chật hẹp, việc dùng nhiều cốt thép có thể bố trí cốt thép theo cặp, không có khe hở giữa chúng (hình d). Phương ghép cặp phải theo phương đổ bê tông và khoảng hở giữa các cặp tc ≥ 1.5Ø

2. Nguyên tắc bố trí thép dầm cột cốt đặt theo phương dọc

Nguyên tắc chung trong bố trí thép dầm cột

  • Trong vùng momen âm, cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía trên. Ngược lại, trong vùng momen dương, cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía dưới.

  • Ở mỗi vùng đã tính toán và lựa chọn, cần đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất. Xa khỏi tiết diện đó, nếu muốn tiết kiệm có thể giảm bớt cốt thép bằng cách cắt bớt một số thanh và uốn chuyển vùng.

  • Khi cắt hoặc uốn cốt thép để tiết kiệm chi phí, cần phải đảm bảo số cốt thép còn lại phải đáp ứng khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện nghiêng và các tiết diện thẳng góc.

  • Một trong những nguyên tắc bố trí thép dầm cột quan trọng nữa là cốt thép chịu lực phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh theo quy định.

  • Các cốt thép chịu lực ở phía dưới và phía trên dọc theo trục dầm có thể đặt độc lập hoặc được đặt phối hợp.

Nguyên tắc bố trí thép dầm trong việc đặt cốt thép phối hợp 

Trong quy tắc đặt cốt thép phối hợp, cần đảm bảo uốn một số thanh chịu momen dương ở giữa nhịp t phía dưới lên phía trên để kết hợp làm cốt thép chịu momen âm. Ví dụ ở hình dưới đây, người ta đã uốn 2 thanh số từ nhịp biên lên gối B, đồng thời uốn thanh số 7 ở nhịp giữa lên gối B. 

nguyen tac bo tri thep dam cot theo tieu chuan xay dung

Việc uốn thanh chịu momen để phối hợp cốt thép hay uốn cốt thép xiên đều cần phải đảm bảo sự đối xứng thông qua mặt phẳng đứng. Không cho phép uốn chéo cốt thép để đảm bảo chất lượng công trình.

Trên thực tế, việc đặt cốt thép phối hợp có thể tiết kiệm được cốt thép song điều này có thể sẽ làm cho thi công trở nên phức tạp hơn. Hơn nữa, việc chọn lựa để bố trí đúng các thanh thép sau này cũng trở nên khó khăn hơn.

Trong nguyên tắc bố trí thép dầm trong việc đặt cốt thép phối hợp, nên chọn 1 vài phương án bố trí cốt thép chịu momen dương ở giữa nhịp. Ở trên gối thiếu bao nhiêu thì đặt thêm các thanh thẳng.

Ở hình ảnh ví dụ trên, giả sử cốt thép cần có ở gối là As= 900mm2. Tính theo hình uốn từ dưới lên ta được 2Ø14+Ø16 tương đương diện tích là 308+201= 509mm2. Như vậy còn thiếu 900-509= 391mm2, do đó ta chọn đặt thêm 2Ø16= 402mm2 là hợp lý.

Đặt cốt thép độc lập – nguyên tắc bố trí thép dầm quan trọng

Trong nguyên tắc bố trí đặt cốt thép độc lập, việc chọn và đặt cốt thép dầm trong từng nhịp và trong từng gối như hình sau đây sẽ giúp có được sự linh hoạt trong bố trí, thuận tiện cho thi công.

Cốt thép độc lập là các thanh thẳng, các đầu mút có thể uốn làm cốt thép xiên nhưng sau khi uốn chỉ thêm một đoạn neo để tham gia chịu momen. Theo đó, các thép xiên thường được đảm bảo theo yêu cầu chịu lực cắt. Với cốt thép xiên cấu tạo đoạn neo nằm ngang chỉ cần dài 5Ø là được.

nguyen tac bo tri thep dam cot theo tieu chuan xay dung

Về cách bố trí cốt thép độc lập trong hai nhịp đầu của dầm nhiều nhịp, bạn có thể tham khảo hình ảnh bên trên. Mọi thanh cốt thép đều thẳng độc lập, riêng thanh số 7 được uốn ở hai đầu làm cốt thép xiên. Với cách đặt cốt thép độc lập số lượng các thanh thép trong mỗi hàng ở nhịp biên, nhịp giữa và trên gối có thể khác nhau. 

Và trên hình trên các thanh cốt thép giả định là thép tròn trơn nên đầu mút được uốn móc tròn. Khi dùng cốt thép có gờ đầu mút có thể để thẳng hoặc uốn neo gập

Trường hợp đầu mút cốt thép để thẳng bị lẫn vào hình chiếu của một thanh khác thì dùng kí hiệu một móc nhọn để diễn tả như hình dưới.

Trên đây là những nguyên tắc bố trí thép dầm cột quan trọng trong xây dựng nhà ở. Mong rằng những chia sẻ trên từ Homedy sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về bố trí thép dầm cột nói riêng và kiến thức xây dựng nhà ở nói chung. Hãy tham khảo thêm thật nhiều kiến thức xung quanh lĩnh vực bất động sản cũng như tin đăng mua bán nhà đất giá rẻ tại Homedy bạn nhé!

Theo Homedy Blog Tư vấn

Tin liên quan