Nhà văn nữ U40 đúc kết sự từng trải của mình: Ở đời, hãy sớm ngộ ra 7 sự thật nghiệt ngã để đời “dễ sống” hơn

Hôm nay, nhân dịp rảnh rỗi, tôi lên mạng đọc báo và vô tình đọc được bài viết của một nhà văn nữ U40 về những sự thật phũ phàng của cuộc đời. Nguyên văn như sau:

Tôi, một nhà văn nữ vừa bước sang tuổi 40, đã ngộ được 7 sự thật trần trụi về cuộc đời.

1. Về việc làm người: Hay nịnh bợ nhau, thích xã giao để thỏa mãn sự tò mò

Khi tôi còn trẻ, nhìn những người trung niên không quen nhau nhưng lại nói chuyện như thể thân nhau mấy chục năm, tôi chợt nghĩ rằng họ thật thích xã giao và đạo đức giả. Khi tôi mở miệng hỏi giá thì họ hét giá trứng lên cao và mắng vì tôi hỏi nhiều. Khi về nhà đúng lúc bà cô của tôi xuất hiện và khen kiểu tóc mới của cô hàng xóm đẹp tuyệt vời nhưng trên thực tế nhiều người nhận xét thì kiểu tóc này chẳng hợp với dáng người cô. Nhưng đến khi tôi trở thành một phụ nữ trung niên, tôi nhận ra rằng mọi người không thể tránh khỏi sự thật phũ phàng này.

Tôi đã từng ghét sự chế giễu, tâng bốc, tư vấn tình yêu và sự cười đểu về tôi trên khuôn mặt của người khác, nhưng bây giờ tất cả đều xuất hiện trên khuôn mặt của tôi.

Con người ta thường cay nghiệt, kiêu ngạo và không hài lòng về mọi thứ. Một khi thấy con mình điểm cao, bạn vui chứ. Nhưng bạn cũng tò mò không biết con của hàng xóm được mấy điểm, bạn chạy sang hỏi để thỏa mãn tính tò mò của mình để rồi cười ngạo nghễ khi con hàng xóm điểm thấp hơn con mình. Bạn bắt đầu áp đặt những suy nghĩ cổ hủ lên đứa bé.

Tôi từng thắc mắc rằng: Tại sao bạn lại phải cười với cô giáo khi con bạn đi học? Tại sao bạn lại đứng dậy và kính rượu với khách hàng khi cùng họ ăn tối?… Đó là sự xã giao giữa người với người dù bạn có không ưa người ta đi nữa.

Nhà văn nữ U40 đúc kết sự từng trải của mình: Ở đời, hãy sớm ngộ ra 7 sự thật nghiệt ngã để đời dễ sống hơn - Ảnh 1.

2. Về độ tuổi: Chúng ta đều là những người trung niên chưa chịu trưởng thành

Thời gian thật kỳ lạ. Bạn càng mong nó trôi qua nhanh thì nó sẽ càng chậm lại. Hồi bé, tôi chỉ biết ăn rồi đi học và vui chơi, tôi chỉ muốn thời gian qua mau để tôi lớn lên và tự tạo ra đồng tiền. Bây giờ khi đã lớn, tôi hy vọng rằng thời gian có thể trôi chậm lại nhưng không thể được. Ngược lại, nó chạy rất nhanh và vội vã đến nỗi khi nhìn lại mình, tôi đã đến tuổi tứ tuần.

Nếu một người sống khoảng 80 tuổi, thì tạm chia 20 năm là một mùa. Sau 40 tuổi, cuộc sống sẽ chuyển sang thu, mùa của sự chín chắn. Nhưng thành thật mà nói, hầu hết những người trung niên tôi đã tiếp xúc hầu hết đều không đủ chín chắn. 

Điển hình là chồng tôi, thỉnh thoảng anh tỏ ra ngây thơ, cố ý và kiêu ngạo và nói quá như thuở thanh niên. Anh thỉnh thoảng “cao su” mà quên rằng quỹ thời gian của mình ngày càng ngắn lại. Đôi khi nhìn những người trẻ thức cả đêm, uống rượu, ca hát, anh cũng háo hức muốn đi. Cũng được vì chẳng ai bảo điều đó là sai. Nhưng chồng tôi cùng đám bạn thức thâu đêm và chỉ chợp mắt ngủ khoảng một tiếng. Cứ như thế, sau ba bốn ngày, anh nhập viện còn tôi như chết đi sống lại bên giường bệnh của chồng.

Sự phát triển về tâm lý không thể theo kịp sự phát triển về thể chất và tuổi tác là một vấn đề phổ biến trong thời đại này.

Một người khác bảo: Năm nay, con tôi đã 12 tuổi nhưng nó lại cao hơn tôi. Thay vì chơi những trò chơi hợp với lứa tuổi, nó vẫn muốn chơi cầu trượt của trẻ con.

Trẻ em không biết rằng chúng đã trưởng thành và người lớn không muốn thừa nhận rằng họ đang già đi. Mọi người đều trở nên phức tạp theo thời gian.

Nhà văn nữ U40 đúc kết sự từng trải của mình: Ở đời, hãy sớm ngộ ra 7 sự thật nghiệt ngã để đời dễ sống hơn - Ảnh 2.

3. Về cuộc khủng hoảng tuổi trung niên: Tìm cách kiếm thêm tiền hoặc nỗ lực để giữ sự nghiệp luôn thăng tiến là cách hiệu quả nhất

Có ba giải pháp: chăm chỉ, hài lòng, nắm được vận mệnh. Cuộc khủng hoảng được gọi là tuổi trung niên, xét cho cùng là một cuộc khủng hoảng về sự nghiệp hoặc tiền bạc.

Một người trung niên không có nghề nghiệp và không có tiền là đủ để có cảm giác khủng hoảng. Những người trung niên có sự nghiệp đang thăng hoa và tiền bạc không cạn kiệt sẽ không gặp khủng hoảng. Họ sẽ chỉ cảm thấy bầu trời đang tỏa sáng và cuộc sống của họ đang rất tốt trong năm hiện tại.

Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng là tìm cách kiếm thêm tiền hoặc nỗ lực để giữ sự nghiệp luôn thăng tiến. Cách tốt tiếp theo là thuyết phục bản thân rằng “Bây giờ thì tốt rồi, đủ ăn đủ mặc rồi”.

Nếu nỗ lực kiếm tiền và hài lòng với những gì đang có đều thất bại, thì chỉ còn cách thứ ba: Nắm bắt vận mệnh. Một con vịt có tầm nhìn của vịt, đại bàng có tầm nhìn của đại bàng. Vậy nên, đừng cố ép con vịt phải như con đại bàng vì dù nỗ lực cỡ nào đi nữa thì vịt không thể bay cao như đại bàng. Hãy ở một tầm cao phù hợp với khả năng của bạn. Vì vậy, chúng ta đừng tự trách mình quá nhiều. Đừng có lúc nào bạn cũng nhìn thấy những thành tựu của bạn cùng lớp, bạn bè và người thân của mình cao rồi tự mình chán nản và tự trách mình vì thua kém người khác. Hãy tốt hơn bạn của ngày hôm qua, như vậy là đủ rồi.

Mọi người đều có một tương lai khác nhau. So sánh mù quáng sẽ chỉ làm tăng thêm rắc rối chứ không giải quyết được gì. Miễn là chúng ta làm việc chăm chỉ để đạt đến mức cao nhất của chính mình đề ra, như vậy đã là tuyệt vời lắm rồi.

Nhà văn nữ U40 đúc kết sự từng trải của mình: Ở đời, hãy sớm ngộ ra 7 sự thật nghiệt ngã để đời dễ sống hơn - Ảnh 3.

4. Về diện mạo: Tiêu chuẩn đẹp mỗi giai đoạn khác nhau và phụ nữ luôn lo lắng về khủng hoảng ngoại hình nhiều hơn đàn ông

Phụ nữ có một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên nhiều hơn nam giới, cụ thể là diện mạo. Không phải là bạn không thể đẹp khi bạn 40 hoặc 50 tuổi, mà là mỗi thời có một tiêu chuẩn đẹp khác nhau. Chăm sóc diện mạo là cần thiết nhưng đừng nhìn chằm chằm vào những nếp nhăn trên khuôn mặt bạn suốt cả ngày rồi bực bội, cau có. 

Chúng ta còn có cách nhìn đời tinh tế và khí chất ngút trời, hãy nhìn vào những điểm mạnh này, nếu không thì bạn sẽ dễ cảm thấy thật tồi tệ. Nếu một ngày bạn nhìn vào các nếp nhăn và vết chân chim của bạn mà không cần phải lo lắng và bạn vẫn nghĩ “Tôi rất đẹp” thì bạn đã thắng rất nhiều người rồi.

5. Về bạn bè: Người mới không thể kết thêm, người cũ lại ra đi

Bạn có nhận thấy rằng những đứa trẻ rất ngây ngô, chưa hiểu một phép tắc lịch sự nào và không biết cười xã giao, nhưng khi chúng gặp một người bạn nhỏ khác, chúng có thể lập một nhóm bạn ngay lập tức và nói chuyện chân thành, chơi đùa vui vẻ. Nhưng chúng ta, những người trung niên thì ngược lại.

Chúng ta rất nhiệt tình, có thể trò chuyện với mọi người bằng một nụ cười, nhưng trái tim chúng ta đã bị khóa chặt lại, không thể kết thêm bạn mới vì sợ bất đồng sở thích, sợ bị phản bội còn bạn cũ thì lần lượt bước ra khỏi đời chúng ta chỉ vì đã rất lâu không hề trò chuyện. Tôi thường gặp hàng xóm trong thang máy. Tôi đã trò chuyện rất nhiều với cô ấy nhưng khi ra khỏi thang máy, tôi không thể nhớ người kia trông như thế nào. Người trung niên rất khó kết bạn.

Đầu tiên, do bạn quá đề phòng người đối diện và không thể mở lòng được. Thứ hai, ánh mắt là thứ không biết nói dối. Một người có động cơ xấu, tâm trạng như thế nào cũng có thể nhìn thấy qua đôi mắt, họ không thể chối cãi được.

Bạn mới thì không thể thêm vào danh sách bạn bè, người cũ ngày một vơi bớt. Cuối cùng, bạn sẽ ngày càng có nhiều người quen biết xã giao nhưng bạn bè thân thiết thì bạn thực sự chẳng còn ai cả. Thế nhưng, bạn cũng đừng buồn vì có ít bạn. Đôi khi, hai hoặc vài người bạn tốt hơn hàng ngàn người xã giao vì khi bạn lâm nguy, chắc gì người bạn quen xã giao sẽ đưa tay kéo bạn lên.

Nhà văn nữ U40 đúc kết sự từng trải của mình: Ở đời, hãy sớm ngộ ra 7 sự thật nghiệt ngã để đời dễ sống hơn - Ảnh 4.

6. Về tư duy: Càng lớn, bạn lại càng không muốn biết thêm điều gì nữa

Qua độ tuổi 40, có lẽ bạn sẽ biết tất cả sự đời và vì thế nên bạn không muốn biết thêm điều gì nữa. Khi lớn lên, tôi biết rằng cuộc sống rất phức tạp và tôi hiểu rằng một số điều hoàn toàn không rõ ràng nhưng tôi không thèm suy xét tại sao như thế. Người lớn cũng lạ lắm. Nếu bạn không hiểu một cuốn sách, thì bạn chẳng thèm đọc nó. Nếu bạn không thể nhìn rõ bộ mặt của ai đó, bạn sẽ cho họ bước ra khỏi cuộc đời của bạn. Những hiểu lầm không giải thích được sẽ không bao giờ được giải thích. Nếu không thể trút hết tâm sự trong lòng ra ngoài, bạn thà chọn cách im lặng chứ chả thèm mở miệng tỏ bày cùng ai.

Tôi đã học được một sự thật quan trọng trong vài năm qua: mọi người luôn gặp rắc rối. Nghĩa là, bất cứ lúc nào sẽ luôn có những nơi không thoải mái và không thỏa mãn trong thế giới của bạn và bạn không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Vì thế, bạn không cần phải ôm đồm hết tất cả mọi thứ, hãy chia sẻ cùng người khác, đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người. Sẽ tốt hơn nếu bạn làm tốt 4 công việc thay vì làm 10 việc cho có. Những gì chúng ta nên tập trung vào chất lượng thay vì theo đuổi sự hoàn hảo về số lượng để rồi sau đó chúng ta thất vọng cả ngày.

Nhà văn nữ U40 đúc kết sự từng trải của mình: Ở đời, hãy sớm ngộ ra 7 sự thật nghiệt ngã để đời dễ sống hơn - Ảnh 5.

7. Mệt mỏi, cô đơn nhưng vẫn tốt

“Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần té ngã, tôi liền nhìn xung quanh xem có ai không. Nếu có người, tôi sẽ khóc thật to để họ xoa dịu và dỗ dành tôi, bằng không tôi sẽ tự đứng dậy và đi tiếp. Nhưng khi tôi lớn, mỗi lần vấp ngã trên đường đời, tôi cũng nhìn xem xung quanh tôi có ai không. Nếu có người thì tôi sẽ tự mình đứng lên và đi tiếp. Bằng không, tôi sẽ khóc một trận cho ra trò”. 

Đúng là như vậy. Tại sao bạn thích khóc trước mặt mọi người khi còn bé? Bởi vì những người lớn sẽ làm bạn dịu cơn đau, sẽ dỗ dành bạn và cho bạn kẹo ngọt. Nhưng khi mọi người trưởng thành hơn, những người làm tổn thương bạn sẽ không giúp bạn, còn những người có thể giúp bạn chỉ khinh thường và cười vào mặt bạn.

Vì vậy, nên ngừng nói chuyện vô nghĩa và đừng có gặp ai cũng kể chuyện đời tư của mình vì bạn sẽ chẳng biết được ai đồng cảm với bạn và ai cười nhạo bạn. Nếu bạn mệt mỏi, bạn sẽ khóc một mình. Sau khi khóc, bạn hãy thiết lập kế hoạch để thoát ra khỏi hố sâu vào ngày mai.

Vấn đề lớn nhất đối với người trung niên là không có ai để nương tựa và bạn phải tự mình giải quyết vấn đề. Vì vậy, họ coi việc cô đơn là “rất tốt.” “Tối qua cô ngủ ngon không?” “Rất ngon.”, “Công việc của anh thế nào?” “Rất tốt.”, “Thế còn hai ông bà sống thế nào?” “Rất hạnh phúc.”… Liệu người nói những câu này họ có ổn không, sống tốt không thì chả ai biết.

Họ chỉ biết rằng thật vô ích khi nói “Tôi đã thất bại/ Tôi đã thua lỗ trong công việc kinh doanh/ Tôi bị mất ngủ…”, vì vậy họ đành giả vờ mọi thứ rất tốt để che giấu những khó khăn, thất bại và buồn tủi trong cuộc sống của họ. Vì vậy, hãy tốt với những người trung niên xung quanh bạn, để họ nhận ra cuộc đời này thật ấm áp chứ không hề lạnh lẽo như họ tưởng.


Tịnh Kỳ

Tin liên quan