01
Tôi nhận được một tin nhắn từ một người quen trong xóm, anh chia sẻ rằng anh ta lớn lên ở một thị trấn nhỏ, đến khi học xong cấp 3, anh quyết tâm lên thành phố đổi đời. Anh thi vào một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và định hướng làm việc lâu dài sau khi tốt nghiệp đại học. Mọi chuyện vẫn đúng theo kế hoạch anh đặt ra, nay anh đang làm việc trong một công ty quảng cáo. Thế nhưng đến nay, ngoài con xe cha mẹ anh mua cho thì anh chẳng có tài sản quý giá nào khác.
Một ngày, sau khi đi họp lớp về, anh bật điện thoại và nhìn vào toàn màn hình tin nhắn công việc. Mới ngày nào trò chuyện rôm rả với bạn bè nhưng giờ đây anh độc thân và chỉ có vài người bạn thân thiết. Ngày cuối tuần, người ta dắt nhau đi ăn thì anh lặng lẽ ra một góc quán cà phê, một mình thư giãn cho hết ngày cuối tuần.
Anh nói: “Có phải tôi cô đơn quá không? Tôi đã từng có rất nhiều bạn bè trong friendlist. Liệu tình trạng này có trầm trọng hơn không?”
Cô đơn giống như bệnh lý của người trẻ bây giờ. Có người chia sẻ rằng: “Khi tôi còn trẻ và mới tập tành chơi facebook, tôi nghĩ rằng mình kết bạn thật nhiều vào, đến sinh nhật mình thì lại được nhiều người nhớ và chúc mừng. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết rằng nhờ facebook nên họ mới biết ngày sinh nhật của tôi. Khi tôi tắt thông báo, chẳng ai biết mà chúc tôi. Tôi cũng đã từng nghĩ rằng khi add friend với những người bạn của bạn mình, tôi chỉ mong họ chăm sóc những người bạn tốt của tôi, nhớ các món cô ấy thích, chia sẻ bài học mà cô ấy đã bỏ lỡ, đưa tai nghe khi cô ấy cảm thấy không thoải mái và bật bài hát yêu thích cho cô ấy nghe nhưng họ chẳng làm được.
Hồi đó, tôi là một kẻ nông cạn. Tôi nghĩ kết bạn nhiều vào, khi tôi đăng một dòng trạng thái buồn thì nhiều người sẽ quan tâm mình hơn. Kết quả, một số người vào hỏi có chuyện gì và cho tôi lời khuyên, một số người tò mò vào hóng hớt chuyện để kể với người khác, một số khác lại hả hê trong lòng nhưng lại thể hiện qua comment. Dần dần, tôi bớt chia sẻ những dòng tâm sự trên facebook vì tôi chẳng biết ai xoa dịu vết thương lòng của mình và ai xát muối vào tim mình. Tôi một mình trải qua mọi chuyện và đến nay, tôi đã quen cách tự gặm nhấm nỗi buồn và tự mình giải quyết vấn đề. “
02
Vài năm sau, tôi trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ. Tôi có quen biết một cô gái. Cô ấy sôi nổi và hướng ngoại. Cô ấy sắp xếp lịch trình sự của mình một cách trọn vẹn và tham gia 3 cuộc gặp gỡ mỗi ngày. Cô ấy hỏi tôi cảm giác thế nào khi ôm máy tính đến quán trà sữamỗi ngày. Tôi nói rằng tôi đã quen như vậy rồi, đối với tôi đó là một cảm giác đầy đủ và hạnh phúc. Cô ấy nhìn tôi ngao ngán và không thốt nên lời.
Người khác luôn cảm thấy thoải mái khi họ dành cả buổi chiều với bạn bè đi ăn uống, hát hò, du lịch nhưng đối với tôi, những điều này không vui bằng việc đi ra quán cà phê hay trà sữa một mình, tay ôm laptop gõ phím lộc cộc và chỉnh sửa bản thảo để nộp cấp trên. Tôi cảm thấy quen với điều này và khi một mình, tôi dễ tập trung hơn.
Có rất nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn mà bạn chỉ có thể một mình đối mặt, như thể chỉ có bạn là người duy nhất giải quyết được vấn đề này mà thôi.
Bạn phải mạnh dạn tận hưởng những khoảnh khắc như vậy, đi vào bên trong để gặp gỡ con người thật và nhìn thấy cuộc sống thực. Đôi khi, chúng ta phải học cách dũng cảm để cô đơn, hãy để nó rèn giũa chúng ta mạnh mẽ hơn. Rốt cuộc, hòa đồng với tập thể là việc cần thiết nhưng đôi lúc, chúng ta cũng phải tự đi một mình, tự cố gắng tiến về phía trước một cách quyết đoán và vững chắc.
Tận hưởng sự cô đơn, nhưng đừng chịu đựng sự cô đơn. Hiểu được sự thật này thực sự là đỉnh cao của sự trưởng thành.
03
Tâm lý học có một khái niệm cho phép chúng ta bắt chước hành vi của người khác theo bản năng, chẳng hạn như xem người khác ăn, bạn sẽ chảy nước dãi hoặc cảm xúc của bạn vui khi người khác vui, buồn khi người khác buồn thì gọi là đồng cảm. Người cô đơn có thể thấu cảm những cảm xúc của nhau một cách sâu sắc và nắm bắt những thay đổi nhỏ trong cảm xúc của các đối tượng mà họ tương tác. Điều này mang lại cho những người cô đơn một lợi thế bẩm sinh trong việc hiểu cảm xúc của người khác.
Ngoài việc nêu trên, trong cuộc sống thực, chúng ta cũng thường thừa nhận rằng những người cô đơn có thêm thời gian để suy nghĩ theo cách của riêng họ và họ có một cái nhìn sâu hơn vào tình trạng của thế giới xung quanh.
Người không chịu nổi sự cô đơn sẽ chọn cách giao tiếp, còn người không chịu nổi sự hoạt ngôn sẽ chọn cách làm quen với cô đơn
Thừa nhận sự cô đơn dường như thừa nhận thất bại và chúng ta luôn bị buộc phải giả vờ rằng mình không cô đơn. Nhưng trên thực tế, dù có phủ nhận như thế nào thì chúng ta không có cách nào để thoát khỏi sự cô đơn. Cô đơn luôn ở bên chúng ta.
Những người không thể chịu đựng sự cô đơn thì chọn cách giao tiếp, còn những người không thể chịu đựng được sự hoạt ngôn của người khác sẽ chọn cách cô đơn. Một người cô đơn vẫn có thể thành công nếu anh ta sẵn sàng cố gắng.
Về cách thử, có ba gợi ý nhỏ:
Trước hết, nên liệt kê các mối quan hệ online và offline của bạn. Kế đó, kiểm tra tình trạng hiện tại của các mối quan hệ này, tập trung vào những mối quan hệ cần hoặc muốn tiếp tục duy trì và cố gắng để giữ cho mối quan hệ này dài lâu. Còn với những mối quan hệ vô ích, hãy quyết định gạch bỏ.
Thứ hai, cố gắng tham gia các hoạt động tình nguyện, chẳng hạn như đến viện dưỡng lão để đi cùng người già và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Khi chúng ta đi giúp đỡ người khác, tâm trí của chúng ta sẽ chuyển từ tập trung vào bản thân sang quan tâm đến người khác. Đồng thời, trong các hoạt động tình nguyện, xác suất bị từ chối giảm xuống và họ có thể từ từ xây dựng sự tự tin khi giao tiếp với người khác.
Cuối cùng, bạn có thể đăng kí các khóa học theo sở thích như tham gia các lớp học vẽ tranh vì hứng thú với hội họa hay đến phòng tập thể dục để chạy marathon.
Ưu điểm của việc này là những người khác sẽ cảm thấy rằng người cô đơn đang tham gia hoạt động vì tình yêu thuần khiết hơn là cô đơn, điều này làm giảm đáng kể gánh nặng tâm lý của người cô đơn. Mặt khác, khi chúng ta chuyển sự tập trung ra bên ngoài xã hội, chúng ta không dễ bị vướng vào những lo lắng không cần thiết vì suy đoán và suy nghĩ quá mức.