Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực

Nhiều người vẫn cho rằng, việc liên tục than phiền về mọi thứ xung quanh là biểu hiện cho những vấn đề về khả năng kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, đối với dân công sở – những người phải hàng ngày đối mặt với vô vàn những áp lực đến từ công việc, trách làm sao được khi ai đó trót buông lời ca thán.

Minh Anh là nhân viên hành chính – nhân sự tại một công ty tài chính có tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm gần đây, do một số biến động trong bộ máy nhân sự nên công việc của Minh Anh nhiều lên thấy rõ. Cô liên tục rơi vào trạng thái mệt mỏi do deadline cũng như áp lực đè xuống từ cấp trên cứ “dí” sát.

Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực - Ảnh 1.

Minh Anh bắt đầu có triệu chứng ca thán và hay than phiền, từ những chuyện nhỏ đến chuyện lớn, chuyện riêng đế chuyện công. Cái áo vừa mua đã chật, bà bán xôi đầu hẻm hôm nay bớt một miếng chả, ly nước dừa ngọt gắt để có thể trở thành chủ đề để cô than phiền và nổi nóng với đồng nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, những dòng trạng thái gần đây trên facebook của Minh Anh cũng sặc mùi ca thán. Nào là “đã 10 giờ, văn phòng xuống đèn, mọi người về hết, chỉ còn một mình em chống chọi lại những tất bật” hoặc là “làm quần quật cả ngày mà có ai thấu, ai hiểu đâu”…

Lâu dần, đồng nghiệp bắt đầu không còn muốn đồng cảm và chia sẻ với cô gái trẻ nữa. Họ xem vấn đề của Minh Anh là mãn tính và chẳng ai thèm quan tâm mỗi khi cô có gặp phải chuyện không vui và muốn than thở.

Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực - Ảnh 2.

Thật vậy, than phiền dường như là nhu cầu vô cùng cơ bản của mỗi người và đặc biệt là dân công sở. Tuy nhiên, trút bỏ những cảm xúc tiêu cực cũng là một nghệ thuật. Bằng chứng là chẳng ai có thời gian cũng như công sức để dành cho một người chỉ ngồi than thở một cách không điểm dừng.

Vậy làm cách nào để có thể “than thở” một cách hiệu quả, vừa không khiến đồng nghiệp chán ngán và xa lánh, vừa giải tỏa được nỗi u uất, vừa nhận được những sự giúp đỡ cần thiết. Dưới đây là một số bí quyết vô cùng tinh tế cũng như hiệu quả mà chị em công sở có thể “lận lưng”:

Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực - Ảnh 3.

1. Than phiền để làm gì?

Jon Gordon, tác giả của cuốn “The No Complaining Rule” cho biết, “Quá trình tiến hóa bao gồm việc con người xây dựng khả năng phòng vệ trước những điều tiêu cực, khi họ tụ tập lại và bảo vệ lẫn nhau”. Do đó, chẳng lạ gì khi việc than phiền cũng có thể giúp chúng ta gắn kết với nhau hơn. Việc than phiền là hoàn toàn chính đáng nếu chúng ta có một mục đích cụ thể.

Vậy thay vì than phiền vu vơ, sao không xác định cho mình một mục đích hoàn toàn chính đáng để buông lời mệt nhọc. Tìm kiếm sự cảm thông? Hay than phiền nhằm lấy thêm thông tin để giải quyết vấn đề? Hoặc chỉ đơn giản là cảnh báo cho người đối diện về một trải nghiệm không hay mình đã từng trải qua? Nếu biết bản thân muốn làm gì, chúng ta có thể làm nó một cách hiệu quả hơn.

Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực - Ảnh 4.

2. Than phiền với ai?

Chỉ với một vài phút lướt mạng xã hội, chúng ta sẽ không khó đẻ bắt gặp một trạng thái than phiền, kể khổ của một người bạn nào đó. Bên dưới phần bình luận là hàng loạt những lời hỏi thăm, chia sẻ. Tuy nhiên, bao nhiêu trong số đó thực chất bắt nguồn từ sự quan tâm hay chỉ đơn thuần xuất phát từ sự tò mò? Chẳng ai muốn dây thêm sự mệt mỏi về phần mình cả. Có chăng, đằng sau những lời động viên “giả trân” ấy là sự đánh giá của bạn bè, khách hàng, đồng nghiệp.

Phải xác định rõ vấn đề để tìm được người để chia sẻ vấn đề phù hợp. Nếu là những vấn đề về cuộc sống đời tư, hãy chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân. Với những vấn đề lý tính hơn, hãy nghĩ thẳng tới những người gây ra vấn đề cho mình. Ví dụ, xôi hôm nay dở thì tìm ngay cô bán xôi đầu ngõ mà nói chuyện, đừng hậm hực với đồng nghiệp vì những chuyện không thuộc thẩm quyền giải quyết của họ.

Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực - Ảnh 5.

3. Chi tiết kèm theo giải pháp

Nỗi lo âu xuất phát tự sự mơ hồ nên nếu đang mệt mỏi về vấn đề gì thì chị em công sở cần phân tích vấn đề đó một cách rõ ràng nhất có thể. Có như thế, những người xung quanh mới có thể hiểu để đưa ra ý kiến cũng như tư vấn đường hướng phù hợp.

Hãy liên tục đặc ra những câu hỏi: Mình đang phiền lòng về điều gì? Thuật lại vấn đề một cách cơ bản theo hướng 5W1H (What – Cái gì, Who – Ai, When – Khi nào, Where – Ở đâu, Why – Tại sao, How – Như thế nào) cũng là một cách để chúng ta đánh giá vấn đề đa chiều hơn. Mình muốn gì? Làm thế nào để có được thứ mình muốn? Nói gì với người đối diện để họ giúp đỡ được mình?

Nghệ thuật than phiền nơi công sở: Có mục tiêu, chọn đúng người nhưng phải luôn tích cực - Ảnh 6.

4. Trao đổi tích cực

Than phiền cũng cần có ‘dàn bài’. Khi cần than phiền về một điều gì đó, chúng ta có thể đi theo thứ tự sau:

– Xác định mục tiêu và đối tượng trò chuyện.

– Bắt đầu một cách tích cực, như một lời khen, hoặc cảm ơn đối tượng vì một điều tốt đẹp nào đó họ đã làm cho mình trong quá khứ.

– Cụ thể về điều mình than phiền.

– Kết thúc một cách tích cực, hướng tới giải pháp, thể hiện thiện chí và niềm tin rằng đối tượng sẽ hợp tác giải quyết vấn đề.

– Than phiền là một nghệ thuật và làm cách nào để việc than phiền không khiến đồng nghiệp khó chịu mà trái lại còn nhận được sự sẻ chia, tùy thuộc vào bản lĩnh của mỗi người.


Theo Old Fashioned

Tin liên quan