“Mềm hóa” các nguồn thu chi

Kiến nghị từng bước điều chỉnh tỷ lệ giữ lại nguồn thu, nâng từng bước từ 18%-33% trong 10 năm 2020 – 2030 của TP HCM, nhằm đảm bảo có đủ nguồn lực, điều kiện tiếp tục phát triển, tiếp tục xới lên câu chuyện đóng góp lớn – giữ lại nhỏ mà TP HCM đã và không ngừng kiến nghị vài năm nay.

Trên thực tế, đề xuất xây dựng đề án điều chỉnh tỷ lệ % các khoản thu, phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương đối với TP HCM là rất quan trọng bởi đây là địa phương tự bảo đảm cân đối ngân sách và tỷ lệ số thu nộp về ngân sách trung ương cao nhất trong 63 tỉnh thành.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đô thị hóa với tốc độ nhanh nhất nước khiến Tp HCM đối mặt với các mặt trái của đô thị hóa nhưu tình trạng nhập cư, tắc đường, ngập nước... cản trở lớn đến sự phát triển

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đô thị hóa với tốc độ nhanh nhất nước khiến Tp HCM đối mặt với các mặt trái của đô thị hóa nhưu tình trạng nhập cư, tắc đường, ngập nước… cản trở lớn đến sự phát triển

Tuy nhiên, số thu ngân sách thực tế mà thành phố được hưởng ngày càng giảm do tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố có xu hướng giảm qua từng thời kỳ ổn định ngân sách.

Nhìn lại từ cột mốc 2003, tỷ lệ điều tiết để lại cho thành phố là 33%. Đến thời kỳ ổn định NS 2017-2020, tỷ lệ điều tiết của thành phố chỉ còn được hưởng 18%. Ở mốc điều tiết giảm mạnh này, tỷ lệ duy trì có phần khá… không chịu thay đổi.

 Do đó, mặc dù số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố tăng cao qua các năm và chiếm tỷ trọng hơn 27% tổng thu ngân sách cả nước nhưng ngân sách thành phố được hưởng không tăng tương ứng. Tổng chi ngân sách địa phương được hưởng theo tỷ lệ điều tiết chỉ chiếm tỷ trọng hơn 4% tổng chi cả nước.

Với tỷ lệ 18% tổng thu ngân sách hằng năm được giữ lại để đầu tư cơ sở hạ tầng, duy trì hoạt động bộ máy hành chính, đầu tư y tế, giáo dục, an sinh xã hội… Phần 82% còn lại nộp vào ngân sách Trung ương để điều tiết chung cho cả nước, TP HCM bị bó buộc về nguồn lực và giảm khả năng phát huy đóng lực đóng góp cho ngân sách Nhà nước ở tỷ lệ cao hơn. Tính toán của một Lãnh đạo của một TP HCM là “để thành phố có thêm ngân sách đầu tư cho hạ tầng, giao thông phát triển, thì mức lo cho cả nước sẽ còn nhiều hơn, chứ không phải giành giật để giữ lại. Ví dụ như hiện giờ thành phố đóng góp cho cả nước 1.000 tỉ đồng, nếu có thêm nguồn vốn đầu tư thì mức đóng góp sẽ cao hơn, có thể lên đến 1.200 tỉ đồng”. Và nhìn xa hơn, để TP HCM có cơ hội sánh ngang với các thủ đô, thủ phủ kinh tế lớn trong khu vực, thì gánh nặng quá tải hạ tầng trong khi khả năng xã hội hóa đầu tư vẫn chưa thể đáp ứng, khiến TP HCM tiếp tục neo buộc phải nhìn vào tỷ lệ điều tiết, và có phương án đề xuất để “có thêm tiền”.

Qua nghiên cứu sự phát triển của nhiều quốc gia và các thành phố lớn trên thế giới thì thấy tỷ lệ ngân sách bình quân được giữ lại của các địa phương trên 10 triệu dân là 46,43%. Như vậy tỷ lệ được giữ lại tính trên số lượng thực tế gần 14 triệu dân là quá thấp.

Tuy nhiên, ở góc độ khác, vẫn còn khác để giữ tiền và phát triển TP HCM!

Chẳng hạn, thay vì cố gắng đề xuất để TW bớt điều tiền nguồn thu ngân sách Thành phố, Lãnh đạo TP HCM có thể thực hiện chính sách mềm hóa các nguồn thu – chi phục vụ lại người dân địa phương. Cụ thể như bớt thu thuế – phí (đặt biệt là phí), để người dân tự trang trãi các chi phí bằng nguồn thu nhập được giữ lại của người dân thông qua việc thành phố giảm thuế – phí các hoạt động như cầu đường, y tế – giáo dục, điện nước…

Song song đó, giám sát chặt chẽ các dự án hạ tầng đã, đang và sẽ triển khai, trừ các dự án trọng điểm quốc gia không thuộc trọng trách quyết định hay đầu tư ngân sách từ nguồn được giữ lại, nguồn vay, nguồn đối ứng vốn vay…và cân đo đong đếm hiệu quả ICOR chính xác của từng dự án. Tăng chất lượng dự án, xóa bỏ các dự án văn thể mỹ không mang đến nhiều hiệu quả thụ hưởng văn thể mỹ như người dân mong muốn, không để tình trạng các dự án chây ì, giải ngân chậm, giảm hiệu ứng đầu tư và tăng chi phí cơ hội…

Theo cách thức này, việc mềm hóa thu chi là vừa giảm áp lực thuế phí trong khuôn khổ pháp luật, chính sách quy định; mặt khác, tăng hiệu quả từng đồng vốn được giữ lại. Tăng giữ lại để bù chi là hợp lý – nhưng nếu vẫn chưa được phê duyệt, thì TP HCM có thể áp dụng ngay và duy trì dài hạn mềm hóa thu chi theo chủ trương “dân giàu – nước mạnh – TP văn minh”. 

TS Đinh Thế Hiển

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.

Tin liên quan