Lưu Bị vì sao nhất quyết không phong cho Triệu Vân làm đại tướng? Nguyên nhân sâu xa nằm ở 3 chữ

Có độc giả để lại lời nhắn kêu oan cho Triệu Vân, nói rằng: Lưu Bị hiệu là Hán Trung Vương, phong Quan, Trương, Mã, Hoàng là Hậu Tiền Tả Hữu Tứ đại tướng quân, nhưng vì sao chỉ có Triệu Vân là Dực tướng quân?

Triệu Vân đi theo Lưu Bị vào sinh ra tử, chiến công của ông ấy chẳng lẽ còn không theo kịp Mã Siêu hay Hoàng Trung sao?

Lưu Bị dựa vào cái gì không phong cho Triệu Vân chức đại tướng quân?

Về chuyện này, người viết muốn nói: e rằng bạn đã hiểu lầm Lưu Bị, hiểu lầm quy chế binh quyền của nhà Thục Hán.

Trước tiên nói về quy chế binh quyền:

Lưu Bị vì sao nhất quyết không phong cho Triệu Vân làm đại tướng? Nguyên nhân sâu xa nằm ở 3 chữ - Ảnh 1.

Chức quan cao không tương đương với quyền lợi

Quy chế binh quyền của nhà Thục Hán có điểm kỳ lạ, chức vị cao không nhất thiết sẽ đi đôi với quyền lợi.

Trận chiến Hán Trung, Chinh Tây tướng quân Hoàng Trung cần Dực tướng quân tặng binh lực, Chinh Bắc tướng quân nằm dưới sự kiểm soát của phó tướng Lưu Phong.

Mặc dù tới giai đoạn sau của nhà Thục Hán, Vệ tướng quân Khương Duy dẫn đầu xa kỵ của tướng quân Hạ Hầu Bá thực hiện Bắc phạt.

Những điều này có ý nghĩa gì?

Chức quan gì cũng chỉ là để nhìn mà thôi, nhất định đừng quá quan tâm.

Gia Cát Lượng chinh phạt bất lợi, tự hạ mình xuống 3 cấp, nhưng quyền hành vẫn như cũ là số 1.

Vậy quyền lợi của Triệu Vân có cao không?

Nếu như “đại tướng” là chỉ binh quyền cao, vậy trước khi Lưu Bị chết, binh quyền của Triệu Vân là cực kỳ lớn. Người đời lúc ấy nói, Triệu Vân là quân sư chỉ huy 1 trong 3 đại quân khu lớn nhất nhà Thục Hán, tức đô đốc Giang Châu.

Trong “Tam Quốc Chí”, mới đầu Triệu Vân đi theo Lưu Bị, đến khoảng năm 208 làm Nha môn tướng quân, khoảng năm 215 làm Dực tướng quân. Sau khi Lưu Bị chết, Triệu Vân mới trở thành Trung Hộ Quân, hiệu Nam tướng quân.

Nhưng trong “Vân Biệt Truyện” có bổ sung lý lịch của Triệu Vân, khoảng năm 210 trở thành Thiên tướng quân, thái thú Quế Dương, sau năm 211, đảm nhận chức Tư Mã quản lý việc trong cung, khoảng năm 221, Triệu Vân trở thành đô đốc Giang Châu.

Đặc biệt phải nói 1 chút vị Thiên tướng quân này, lúc ấy sau khi Lưu Bị bình định được 1/3 Kinh Châu rồi, Quan Vũ diệt trừ Khấu tướng quân trấn giữ Tương Dương, Trương Phi chinh phạt Lỗ tướng quân trấn giữ Nghi Đô. Triệu Vân giữ chức Thiên tướng quân trấn giữ Quế Dương, có thể coi như tướng quân thứ 3.

Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa hài lòng, tôi nhắc nhở bạn 1 câu: Thiên tướng quân lúc ấy của Đông Ngô là Chu Du. Lã Mông sau khi đoạt được Kinh Châu cũng được phong là Thiên tướng quân.

Làm thế nào có thể nói Lưu Bị không phong tướng cho Triệu Vân chứ?

“Tam Quốc Chí” giản lược, nhưng trong “Vân Biệt Truyện” có bổ sung thêm, rất nhiều người xem nhẹ chức vị quan trọng của Triệu Vân, đô đốc Giang Châu.

Lúc ấy Thục Hán có 3 đại quân khu, chia làm Hán Trung, Nam Trung và Giang Châu, đều được cai quản bởi các đô đốc (Lưu Bị chết ở Vĩnh Yên, sau thêm 1 quân khu Vĩnh Yên, tức đô đốc Vĩnh Yên).

Khoảng đầu năm 221, đô đốc Hán Trung là Ngụy Duyên, đô đốc Nam Trung (tức đô đốc Lai Giáng) là Đặng Phương (người bạn này “không rõ tung tích nên người xưa không kể lại), còn lại đô đốc Giang Châu là Phí Quan.

Triệu Vân thuyết phục Lưu Bị không cần xuất chinh đánh phía Đông do không đem lại kết quả, Lưu Bị liền sắp xếp thay thế Phí Quan, nhận mệnh trở thành đô đốc Giang Châu, do đó sau khi Thục Hán mất đi Kinh Châu, đô đốc của 3 đại quân khu năm 221 là:

Đô đốc Hán Trung: Ngụy Duyên

Đô đốc Giang Châu: Triệu Vân

Đô đốc Lai Giáng: Đặng Phương

Cho nên danh hiệu Dực tướng quân, cũng không thể chứng minh địa vị của Triệu Vân trước mặt Lưu Bị là thấp, chỉ sau khi hiểu được chế độ đô đốc của nhà Thục Hán, thì mới có thể biết được chính xác địa vị quân sự của Triệu Vân.

Trước khi Lưu Bị chết, Triệu Vân là 1 trong 3 đại đô đốc, thân phận đô đốc Giang Châu mà nói, mặc dù không cao hơn Quan Vũ, Trương Phi, nhưng cũng là vị trí rất cao.

Năm 223, Lưu Bị bệnh chết tại Vĩnh Yên, ngoài 3 đại quân khu, Vĩnh Yên cũng trở thành đại quân khu thứ 4, Lý Nghiêm dẫn đầu nhận chức vị đô đốc, mà Triệu Vân trở thành Trung Hộ Quân, lại là 1 quân chức quan trọng.

Trung Hộ Quân tay nắm cấm quân, thống lĩnh chư tướng, chịu trách nhiệm tuyển cử võ quan.

Nắm giữ binh quyền có ý nghĩa to lớn thế nào, người có chút hiểu biết đều có thể hiểu được. Dương Hô nói Triệu Vân “toàn bộ thời gian đều dùng để tuyển quân” , còn có quyền quyết định nhân sự cơ mà.

Triệu Vân 1 thời gian dài đi theo Quan Trương, sau đó chức quan bị Mã Siêu (chư hầu trước khi bị lưu vong) và Hoàng Trung (chiến công hiển hách trận Hán Trung) vượt qua, nhưng thực quyền và địa vị vẫn luôn luôn rất cao.

Nói đến đây, có độc giả lại đặt nghi vấn: Lưu Bị mặc dù đồng ý cho Triệu Vân thực quyền cao như thế, vậy vì sao không ban cho ngài ấy chức quan lớn?

E là bạn đối với Lưu Bị có điều hiểu lầm:

Lưu Bị vì sao nhất quyết không phong cho Triệu Vân làm đại tướng? Nguyên nhân sâu xa nằm ở 3 chữ - Ảnh 2.

Lưu Bị dùng đức đối đãi với Triệu Vân

Thục Hán chỉ có 4 tướng quân trấn ở 4 phương, lần lượt được trao cho Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung,

2 người trước không còn gì để nói, nhất định phải trao.

Khi Mã Siêu đầu quân Lưu Bị, địa vị vốn ngang hàng, nếu không ban cho chức tướng quân thì không còn mặt mũi nữa.

Chỉ có cuối cùng Hoàng Trung chính là “Thiên kim mãi cốt”(*), ban thưởng vì công trạng, thể hiện Lưu Bị nhất mực coi trọng và khát khao nhân tài, là người cho các tiểu đệ noi theo.

(*): Ngàn vàng mua bộ xương khô, thành ngữ này ý chỉ khao khát có được người tài.

Hơn nữa Hoàng Trung, Ngụy Diên đại diện cho lợi ích của binh tướng Kinh Nam, cũng không thể không tỏ lòng biết ơn.

Định Quân Sơn thực ra Lưu Bị là tự mình chỉ huy, Hoàng Trung chỉ là tướng quân tiên phong, theo lý mà nói công lao lớn nhất đương nhiên chính là Lưu Bị

Quan trọng là Lưu Bị không thể ban thưởng cho chính mình được, chỉ có thể trao cho Hoàng Trung, dù sao Hạ Hầu Uyên cũng do chính tay Hoàng Trung giết chết.

Ở trên có nói, chức quan gì gì đó đều là hư danh, chức quan cao nhất chính là Mã Siêu, nhưng thực tế chính là “người qua đường”. Đừng nói tới Quan, Trương, địa vị còn không thể so được với Triệu Vân. Ngụy Diên.

Cho nên vì sao không phong cho Triệu Vân chức đại tướng, nguyên nhân chỉ có 3 chữ: Không cần phong.

Dưới trướng Hán Quang Võ Đế có 1 danh tướng tên là Cổ Phục, Quang Võ rất tin tưởng người này, giữ ở bên cạnh làm trưởng cận vệ. Khi chư tướng luận bàn công lao, Cổ Phục không có gì để khoe khoang, Quang Võ liền nói: “Công của Cổ Phục, tự ta biết rõ”.

Biểu hiện rõ ràng của Lưu Bị, so với Quang Võ, phân phó tướng lĩnh cũng là như thế.

Lưu Bị dùng người, được chia thành 3 loại: danh tiếng, tài năng, phẩm đức.

Nếu như nói Lưu Bị dùng Mã Siêu là dùng “Danh”, dùng Hoàng Trung là dùng “Tài”, vậy thì Triệu Vân chính là dùng “Đức”.

Theo “Vân Biệt Truyện” ghi lại, Triệu Vân mới gặp Lưu Bị liền tự mình lập lời thề, không phản bội lại phẩm đức của mình. Đây là lời thề mà Triệu Vân dùng cả đời để theo đuổi, ông thật sự làm được như vậy.

Sau khi Triệu Vân cùng Lưu Bị hối hả ngược xuôi, Trưởng Bản bị thua lớn, có người nói Triệu Vân đã chạy về phía bắc, Lưu Bị cầm lấy thủ kích liền nói: “Tử Long làm thế nào bỏ ta mà đi?”. sau đó Triệu Vân mang theo Cam phu nhân và A Đẩu trở lại

Có lần Lưu Bị kiêng dè Tôn phu nhân, Triêu Vân liền thay Lưu Bị canh giữ gia trạch.

Trần Thọ nói Hoàng Trung và Triệu Vân có thể sánh với Quán Đằng. Quán là Quán Anh, Đằng là họ của Hạ Hầu Anh. Hạ Hầu Anh chính là kéo xe của Lưu Bang, là phụ trách cai quản xa binh, còn cứu Lỗ Nguyên công chúa và Lưu Doanh, có thể so sánh công lao cứu chủ với Triệu Vân

Nếu phải so sánh với hậu thế, thì Triệu Vân đối với Lưu Bị, giống như Uất Trì Cung đối với Lý Thế Dân, là 1 cận vệ hoàn mỹ.

Luận về cách đánh trận, Triệu Vân không có uy chấn Trung Hoa như Quan Vũ, chỉ huy phá ải Ngõa Khẩu như Trương phi, cũng bởi vì Triệu Vân không phải là 1 tướng quân thiên tài, không giống như Mã Siêu nhiều đời làm quan, cho nên không được phong làm đại tướng thì tình lý đã có ở bên trong.

Nhưng xét về khả năng hoàn thành mệnh lệnh của Triệu Vân thì chính là đáng tin, cẩn thận, thận trọng và trung thành.

Về mức độ tin cậy, về sự tin tưởng và quyền lực thực tế, Triệu Vân luôn là một trong ba bốn vị tướng hàng đầu dưới trướng Lưu Bị.

Chung quy, cho dù là chiến công hay chức quan, tất cả chỉ là vinh quang nhất thời, mà công tội thiên thu hậu nhân coi trọng nhất vẫn là phẩm hạnh

Cuối cùng, Triệu Vân tỏ vẻ: làm hay không làm tướng quân không quan trọng, quan trọng là nghìn năm sau có người còn giúp ngươi đòi lại công bằng 

Hoa Hùng kích động, tán thưởng!

Thượng tướng Phan Phượng tỏ vẻ không hài lòng!


Đình Trọng

Tin liên quan