Trước khi phát minh ra máy ảnh, Trung Quốc trong trí tưởng tượng của người Phương Tây chỉ dựa trên những bức tranh vẽ tay và nhiều bài viết.
Quyển “Marco Polo du ký” xuất bản vào thế kỷ 13 đã khiến các quý tộc phương Tây khao khát hiểu rõ thêm về cuộc sống ở Trung Quốc.
Từ giữa thế kỷ 19, một nhóm nhiếp ảnh gia phương Tây đã tiên phong chụp lại phong cảnh, đường phố và hoạt động của người Trung Quốc; sau đó công khai những hình đó tại quê nhà tạo nên một làn sóng quan tâm cực lớn đến nền văn hóa lớn nhất nhì Châu Á.
Hai thiếu niên đang cắt tóc và ngoáy tai cho khách.
Vào thời điểm đó, phương tiện di chuyển ở Trung Quốc rất đa dạng, gồm xe hơi, xe ngựa và tất nhiên là có cả những chiếc xe 1 bánh.
Trên thực tế, số người đi lại bằng chiếc xe 1 bánh thế này là không hề ít, phương tiện di chuyển này đã không còn xa lại với người dân thuở ấy.
Xe 1 bánh độc đáo cuối thời nhà Thanh.
Ngoài phong cảnh, các nhiếp ảnh gia phương Tây còn chụp ảnh các hoạt động thường nhật của người Trung Quốc ở mọi ngành nghề và tầng lớp như ăn xin, doanh nhân, địa chủ, dân thường,…
Người phụ nữ trong bức ảnh dưới đây là hình ảnh thu nhỏ của hàng chục ngàn người tương tự. Nó phản ánh thực trạng mở cửa đất nước của nhà Thanh lúc bấy giờ.
Khung cửi thô sơ nhưng có thể là nguồn thu nhập chính của cả 1 gia đình.
Đây là bức ảnh chụp 2 diễn viên trẻ thời đấy được chụp bởi 1 nhiếp ảnh gia Trung Quốc. Từ trang phục có thể nhận ra, họ là những diễn viên hí kịch.
Bức ảnh trên đã chứng minh trình độ của các nhiếp ảnh gia Trung Quốc có thể ngang bằng với nước ngoài. Đồng thời, cũng cho thấy các studio chụp ảnh ở Trung Quốc đã nở rộ từ nửa sau của thế kỷ 19.
Một bức ảnh ra đời vào năm 1860 nhưng không xác định được danh tính người chụp, người phụ nữ trong ảnh tạo dáng rất tự nhiên. Đa phần đều chú ý đến đôi chân nhỏ xíu vì tục bó chân của người Trung Quốc xưa.
Chụp ảnh đường phố Thượng Hải vào thế kỷ 19 là một thách thức gay go bởi vì không thể tránh được những ánh nắng chói chang, ảnh chụp sẽ không rõ nét.
Đường phố Thượng Hải nửa cuối thế kỷ 19.
Những kẻ ăn xin hoặc người tị nạn là giai cấp thấp nhất xã hội Trung Quốc vào thời điểm đấy. Trong mắt họ, cuộc sống đã không còn bất kỳ hi vọng nào nữa.
Người nước ngoài đến Trung Quốc đều có hứng thú với kiến trúc của đất nước này và họ đã để lại cho thế hệ sau rất nhiều hình ảnh quý báu.
Qua các ảnh chụp có thể thấy được các kiến trúc độc đáo đã dần bị thời gian phá hủy. Kiến trúc Trung Quốc chú trọng đến phong thủy, luôn kết hợp kiến trúc với nước và phong cảnh xung quanh.
Một bức ảnh do nhiếp ảnh gia Thomas Child chụp một cánh cổng của Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Nơi này đã bị quân đội Anh – Pháp thiêu hủy sau đó. Bức ảnh này đã giúp rất nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi biết được di tích lịch sử đã như thế nào trước khi bị đốt cháy.