Trên thực tế, “kẻ ngốc thông minh” mới là kẻ thực sự sáng suốt
Nếu muốn trở thành một người thực sự thông minh, bạn nhất định phải học cách “hồ đồ”. Thi thoảng tỏ ra hồ đồ, tạm thời giấu đi năng lực thực sự của mình không chỉ giúp bạn tránh được rất nhiều chuyện phiền não, mà còn giúp bạn tiết kiệm không ít thời gian.
Chính trị gia nổi tiếng của Đức, Otto von Bismarck, là một nhân vật lịch sử vô cùng quan trọng, nếu không có ông thì nước Đức cũng không thể thống nhất.
Một lần nọ, ông muốn ký hiệp ước với nước Áo, tuy nhiên đó lại là hiệp ước có lợi cho nước Phổ, nên đương nhiên phía Áo sẽ không đồng ý. Và để tránh bị từ chối, Bismarck đã nghĩ ra một kế hay.
Bá tước Blohm, người đại diện Áo đến đàm phán rất giỏi chơi QUINZE, và cũng thường đánh giá con người qua cách họ chơi QUINZE. Biết được được điều này, Bismarck đã mời Blohm chơi QUINZE vào buổi tối trước khi cuộc đàm phán diễn ra. Trong suốt quá trình chơi, Bismarck tỏ ra mình là một kẻ lỗ mãng, liều mạng nhưng lại không có đầu óc, rất dễ bị khuất phục.
Blohm rơi vào bẫy, âm thầm coi thường Bismarck. Đến buổi đàm phán vào ngày hôm sau, Blohm lơ là cảnh giác, chủ quan nghĩ mình đang chiếm nhiều lợi thế hơn, cuối cùng nhanh chóng đồng ý ký hiệp ước.
Thế là việc khéo léo giả ngốc một cách hợp lý đã giúp Bismarck dễ dàng đạt được mục đích của mình.
Sống ở đời, tốt nhất là vẫn nên “hồ đồ” một chút
Nếu chuyện lớn nhỏ gì cũng làm rành mạch rõ ràng, không chịu nhường nhịn không chịu lui bước, thì dù có tài năng đến đâu cũng sẽ mất hết bạn bè. Muốn đường đời càng lúc càng rộng mở, thì đừng tính toán cái lợi vụn vặt, đừng sân si từng chuyện lông gà vỏ tỏi.
Nhà tâm lý học người Mỹ William cho rằng, phần lớn những người quá thông minh, quá tính toán đều là những người bất hạnh, thậm chí là nhiều bệnh và đoản mệnh.
Theo nghiên cứu của chuyên gia, hơn 90% người hay so đo mắc bệnh tâm thần. Những người này cảm thấy đau đớn nhiều hơn và lâu hơn so với những người không giỏi tính toán. Nói cách khác, mặc dù họ giỏi tính toán, nhưng họ sống không hạnh phúc.
Đời người mười chuyện thì có đến tám chín chuyện không như ý. Sống quá tính toán, nghĩ quá nhiều, ngược lại sẽ khiến mình chìm đắm trong trạng thái phiền muộn, không tìm thấy lối thoát. Tình trạng này kéo dài sẽ sinh bệnh.
“Đạo đức kinh” nói: “Đạo thánh nhân, là không tranh giành”
Người khôn ngoan thấu đáo, suy nghĩ khoáng đạt, làm việc sáng suốt, không vi phạm nguyên tắc của mình, không sân si thắng thua, không tranh cãi bằng được.
Làm người, thì đừng quá coi trọng mấy chuyện vụn vặt, đừng nghĩ mãi về những món lợi nhỏ, lúc cần thì nên “hồ đồ”, để mình thua thiệt một chút, thành toàn cho người khác, để cuộc sống này dịu dàng và thân thiện hơn.
Sáng suốt và hồ đồ thực ra cũng không cách nhau là mấy, mình là hồ đồ, người ta là sáng suốt, ấy mới là quan niệm của người khôn ngoan. Được mất nhất thời không quan trọng đến thế, học vấn hồ đồ là học vấn giúp con người ta được giải thoát, triết học hồ đồ là triết học giải phóng tâm hồn.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy những người quá nghiêm túc, quá cố chấp với một số chuyện, đặc biệt là những chuyện vô thưởng vô phạt. Người ta có câu “Lùi một bước biển rộng trời cao”, tất nhiên không phải chuyện gì cũng có thể nhắm một mắt mở một mắt mặc kệ cho qua, nhưng biết lùi bước đúng lúc sẽ giải quyết được rất nhiều việc.
Tóm lại, đời người là một quá trình học tập không ngừng, biết rõ nhưng không nói, thắng được mà không thắng, trông thì có vẻ hồ đồ ngốc nghếch, nhưng thực ra ấy mới là thông minh thực sự. Có mấy chữ ngắn ngủi ấy, nhìn thì dễ, nhưng khi trở thành người trong cuộc ta lại khó mà làm được. Chỉ mong chúng ta đều sớm hiểu rõ, sớm thực hiện được, sống vui vẻ hạnh phúc, bớt chuyện thị phi.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị