Lá thư phòng dịch của một vị CEO gửi nhân viên: “Hãy sống thật dũng cảm trong thế giới đầy biến động bất định”

Chúng ta đang trải qua một thời kỳ dài, nguy hiểm và bất định. Đây không phải là lần nguy cơ đầu tiên trong lịch sử cũng không phải là lần cuối cùng.

Với tư cách là người đã từng đích thân trải nghiệm nhiều tình cảnh tương tự. Tôi muốn thử đưa ra một số lời khuyên về tư duy cũng như hành động cho tất cả mọi người đang sống trong nguy cơ tham khảo. Đây cũng là bức tâm thư mà tôi muốn gửi tới cho những người nhân viên ưu tú của tôi.

01
Chuẩn bị tâm lý và vật chất sẵn sàng trước mọi biến cố và bất định, không bao giờ trông chờ vào sự may mắn

“Đừng xảy đến với tôi”

“Chắc ai đó sẽ ủng hộ chúng ta”

“Họ chắc sẽ không như vậy đâu”…

Hãy vứt bỏ hết những suy nghĩ này.

Đối với cá nhân mà nói, hạn chế đi lại, tránh những chỗ đông người, nếu phải xuất hiện tại nơi công cộng, nhớ phải đeo khẩu trang.

Nếu có điều kiện hãy đeo kính bảo hộ. Nếu không có kính bảo hộ chuyên nghiệp, đeo kính bình thường hoặc kính râm cũng được.

Chuẩn bị tốt mọi vật tư trong gia đình nếu có điều kiện.

Đối với công ty và tổ chức, thu hồi toàn bộ số tiền mặt có thể thu hồi. Giảm thiểu những khoản chi tiêu không cần thiết, ngoại trừ những khoản đầu tư hướng tới tương lai mang tính chiến lược.

Đảm bảo “Keep alive” ngay trong cả tình huống xấu nhất.

Lá thư phòng dịch của một vị CEO gửi nhân viên: Hãy sống thật dũng cảm trong thế giới đầy biến động bất định - Ảnh 1.

02
Không theo đuổi cách giải quyết tối ưu nhất do bản thân tưởng tượng, mà hãy theo đuổi cách giải quyết hài lòng từ những tư duy cơ bản nhất

Trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, khi tất cả mọi vật tư cứu trợ Tứ Xuyên bị tắc nghẽn chờ mở lại đường. Mọi người đều nhận định trước được tình huống sạt núi khó lòng mở lại được đường.

Sau đó, đội xe cứu hộ đã lựa chọn quãng đường xa gấp 4 lần. Quay đầu vượt núi, trở thành chuyến xe vật tư cứu hộ đầu tiên đến với bà con Tứ Xuyên.

Tuyến đường tắc nghẽn sau đó phải đến ngày thứ 79 sau động đất mới được thông tuyến trở lại. Cách giải quyết hài lòng bằng quãng đường xa gấp 4 lần ấy, cuối cùng trở thành tuyến đường sinh mệnh của người dân Tứ Xuyên.

Dịch bệnh bùng phát, tôi phát hiện có người ra sức tìm kiếm khẩu trang N95 mà không thèm đếm xỉa tới khẩu trang N90; Nhưng có người lại mang những chiếc khẩu trang đã dùng đi khử trùng rồi giữ lại…

Dĩ nhiên tôi không yêu cầu các bạn làm trái nguyên tắc của những sản phẩm “dùng một lần”. Nhưng nếu bạn đã từng đọc “Báo cáo sinh tồn Bosnia”, bạn sẽ hiểu rằng trong tình huống cực đoan nhất thì tỷ lệ sống sót của phương án hai cao hơn phương án một.

03
Nếu đang ở vùng nguy hiểm hãy giữ bình tĩnh và tránh xung đột

Trong sự kiện thiên nga đen quy mô lớn, sự phán đoán và hành động cá thể giống như một ván cờ mà kết quả luôn nằm ngoài sự dự đoán của bạn.

Trước tình cảnh cách ly xã hội chưa từng có trong lịch sử, cá nhân tôi sẽ giả thiết bất cứ lúc nào cũng có khả năng sẽ phát sinh bộ phận cảm xúc và hành vi mất kiểm soát.

Trong lịch sử nhân loại, thiếu hụt nguồn tài nguyên rất dễ trở thành chất xúc tác kích hoạt xung đột. Đó có thể là một chiếc giường bệnh hay thậm chí là một cuộn giấy vệ sinh…

Ngoài việc đưa ra lời khuyên tới các bộ phận có liên quan tăng cường cảnh giác và phương án dự phòng. Nếu bạn đang ở trong môi trường mang tính bất định cao, khuyên bạn cùng với người nhà nên hạn chế góp mặt tại những tình huống dễ phát sinh xung đột về cảm xúc.

Lá thư phòng dịch của một vị CEO gửi nhân viên: Hãy sống thật dũng cảm trong thế giới đầy biến động bất định - Ảnh 2.

04

Đối với bản thân và người nhà đều phải kiên trì chuẩn mực lý tính

Bữa trước trong nhóm chat đại học của tôi, mọi người thi nhau khuyên can cô bạn cùng lớp tuyệt đối không nên về quê lúc này, bởi quê cô bạn này đang nằm trong vùng nguy cơ cao. Được biết bố mẹ cô bạn đang rất mong cô trở về nhà sau nhiều ngày xa cách.

Sau khi thuyết phục thành công, mọi người trong nhóm hân hoan trêu đùa: “chúc mừng bạn đã bước đầu thoát khỏi sự bắt cóc của nỗi nhớ nhà và tình thân”.

Quả đúng như vậy, hai ngày sau đó, địa phương mà cô bạn này ở chính thức ban bố lệnh cách ly.

Đứng trước sự sóng sánh của bất định, lý tính tuyệt đối không được thỏa hiệp trước thói quen và cảm xúc.

05
Nếu thấy khó chịu trong người, xin hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tới bệnh viện gánh chịu rủi ro bị lây chéo

Dịch bệnh bùng phát, hạn chế tiếp xúc là điều thiết yếu. Nếu thấy mình vẫn ổn trước hết hãy tự cách ly tại nhà và ổn định quan sát, giảm thiểu rủi ro cho mình cho người.

Lá thư phòng dịch của một vị CEO gửi nhân viên: Hãy sống thật dũng cảm trong thế giới đầy biến động bất định - Ảnh 3.

06
Đối với đại đa số các công ty và tổ chức mà nói: dập tắt nguồn lây nhiễm là trách nhiệm hàng đầu

Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu, có thể xem xét tới việc cho một số hoặc toàn bộ nhân viên làm việc tại nhà.

Kiểm soát và sàng lọc nghiêm ngặt tất cả nhân viên làm việc và khách vãng lai trong mọi trường hợp.

Thường xuyên tra kiểm tra thân nhiệt và ghi chép đầy đủ. Ngoài ra, việc hội họp từ xa, làm việc qua các phần mềm trực tuyến cũng là cần thiết, nhằm hạn chế tiếp xúc và tụ tập đông người.

Dù là sếp hay là nhân viên, tinh thần nghề nghiệp quan trọng nhất lúc này là “không thêm loạn”.

07
Chủ nghĩa lý tính là sức mạnh thực sự để đối phó với mọi bất định

Đứng trước bất định thứ cần nhất là lý tính chứ không phải cảm xúc. Mọi việc cần phải tuân theo quy trình nhất định.

Khi bạn muốn giúp đỡ ai đó, nhiệt huyết xông lên thực ra không có hiệu quả tốt lắm. Hãy bình tĩnh nghiên cứu tình hình và nhu cầu thực tế rồi đưa ra phương án cuối cùng chính xác nhất.

Đặt lý tính trên cảm xúc mới có thể “chiến khả bất bại”.

Lá thư phòng dịch của một vị CEO gửi nhân viên: Hãy sống thật dũng cảm trong thế giới đầy biến động bất định - Ảnh 4.

08
Tận dụng một phần thời gian dư để đọc sách, tư duy và trưởng thành

Mọi thứ rồi cũng sẽ qua, có người vẫn giậm chân tại chỗ, có những người lại nâng cấp đổi mới.

Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn SoftBank Son Masayoshi kể rằng, năm 23 tuổi ông bị bệnh nặng. Suốt 2 năm trên giường bệnh, ông đã đọc hơn 4000 cuốn sách rồi suy nghĩ thấu đáo về tương lai của SoftBank.

Câu chuyện Niu-Tơn bị quả táo thần kỳ rơi trúng đầu vào năm 1666. Mặc dù quả táo là truyền thuyết, nhưng đúng là vào năm 1665, Niu-Tơn vì dịch bệnh Luân Đôn mà phải tạm thời rời khởi Cambridge trở về nhà nghiên cứu. Hai năm sau ông mới quay lại Cambridge và trở thành nghiên cứu sinh của trường đại học Trinity, Cambridge.

09
Giữ lý tính và lương tri trước mọi khủng hoảng

Cố gắng giúp đỡ và bày tỏ thiện ý đối với người khác với điều kiện bảo đảm an toàn bản thân. Câu nói này nghe có vẻ rỗng tuếch nhưng trong xung đột và hoàn cảnh khó khăn mới có thể thể hiện được giá trị thực sự của một người.

Nếu gặp phải vướng mắc cần phải quyết sách và phán đoán, hãy nhớ rằng “điều gì bản thân không muốn thì chớ ép người khác phải làm”. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác, bạn sẽ biết được như thế nào mới là đúng.

Lá thư phòng dịch của một vị CEO gửi nhân viên: Hãy sống thật dũng cảm trong thế giới đầy biến động bất định - Ảnh 5.

10

Gió có thể thổi tắt nến nhưng lại thổi bùng núi lửa

Đối mặt trước bất định, mọi tổ chức tốt đều phải có tinh thần “chống lại sự yếu đuối”.

Nguy cơ và áp lực mang lại sự biến dị, không chỉ là nguyên nhân hành động bên trong sự tiến hóa sinh vật mà còn là cơ hội tốt để cách tân mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức.

Người dũng mãnh sở dĩ họ dũng mãnh là bởi khi người khác run sợ họ sẽ bình tĩnh tư duy, nhắm thẳng vào tương lai.

Vậy tương lai chúng ta sẽ có gì?

Khi nhân viên quen với hệ thống họp từ xa và các phần mềm hỗ trợ công việc, liệu sẽ thay thế được mô hình văn phòng làm việc truyền thống?

Bài học lây chéo, liệu sẽ thúc tiến được sự phát triển và thay thế bằng việc điều trị trực tuyến?

Khi thành phố mật độ cao đối mặt với thách thức nguy cơ cộng đồng, việc cải thạo mật độ nông thôn, liệu sẽ trở thành sự lựa chọn lý tính của nhiều người hơn không?

Tất cả đều nằm trong tay của những người hành động và thời gian chính là bạn của chúng ta.


Ngọc Thuỷ

Tin liên quan