Chuyện của 2 chàng trai
Trong thế kỷ trước cũng chính là thế kỷ 20, tại Mỹ và Nhật – hai đất nước ở hai bên bờ Thái Bình Dương có hai cậu thanh niên đang không người nỗ lực phấn đấu cho cuộc đời của chính họ.
Cậu thanh niên người Nhật tháng nào cũng như vậy, vẫn kiên trì gửi một phần ba số tiền lương và thưởng vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng, mặc dù cách làm này đôi khi khiến cho cậu gặp khó khăn về tài chính, cuộc sống trở nên đặc biệt khó khăn nhưng cậu vẫn cắn chặt răng mà tiếp tục kiên trì.
Có lúc khó khăn đến nỗi cậu thà đi mượn tiền để tiếp tục sống cũng tuyệt đối không động đến khoản tiền tiết kiệm ở ngân hàng.
So với cậu thanh niên người Nhật kia, tình trạng của cậu thanh niên người Mỹ càng đáng quan ngại hơn, cậu ta ở trong căn phòng nhỏ chật hẹp dưới hầm cả ngày, vẽ lên giấy vô số những biểu đồ hình nến sau đó dán lên tường.
Sau đó, cậu ta đứng nhìn những biểu đồ này trầm lặng suy nghĩ, có lúc ngây ra nhìn những biểu đồ ấy đến mấy tiếng đồng hồ.
Tiếp theo anh ta bắt đầu thu thập tất cả số liệu ghi chép từ xưa đến nay về thị trường chứng khoán của Mỹ, sau đó từ những số liệu nhìn có vẻ vô cùng phức tạp ấy tìm ra một quy luật.
Không có khách hàng, không kiếm ra tiền, nhiều lúc anh ta chỉ có thể miễn cưỡng sống qua ngày nhờ vào sự giúp đỡ của bạn bè.
6 năm sau
Hai chàng thanh niên cứ thế sống như vậy trong sáu năm.
Trong khoảng thời gian 6 năm ấy, cậu thanh niên người Nhật dựa vào việc tiết kiệm không ngừng của mình đã tiết kiệm được 50,000 USD, cậu thanh niên người Mỹ thì tập trung vào việc nguyên cứu xu hướng thị trường chứng khoán Mỹ, toán học cổ đại và mối quan hệ giữa chiêm tinh học và hình học.
Sau sáu năm, cậu thanh niên người Nhật đã dùng kinh nghiệm phong phú mà bản thân tích lũy được từ những những ngày tháng dù khó khăn bản thân vẫn kiên trì bớt ăn bớt chi để tiết kiệm tiền kia để thuyết phục được một ngân hàng.
Anh ta có được khoản vay trị giá 1 triệu USD từ ngân hàng đó để bắt đầu lập nghiệp, sau đó thành lập chi nhánh đầu tiên của McDonal’s tại Nhật.
Cũng trong 6 năm đó, cậu thanh niên người Mỹ cũng thành lập được công ty môi giới của riêng mình, anh ta đã tìm ra cách dự đoán xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ, phương pháp này được cậu ta đặt tên là “Master Time Factor”.
Dựa vào phương pháp này, anh ta đã kiếm được số tiền là 500 triệu USD từ lĩnh vực đầu tư tài chính, trở thành nhân vật truyền kỳ tay không lập nghiệp từ những lý luận nghiên cứu trong giới tài chính.
Cậu thanh niên người Mỹ này có tên là William Delbert Gann người phát minh ra “lý thuyết sóng Elliott” – một nguyên lý hết sức quan trọng mà bất kỳ ai làm việc trong ngành chứng khoán đều biết.
Hiện nay, lý luận của William Delbert Gann đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng, chở thành kiến thức mà bất kì ai làm việc trong lĩnh vự tài chính đều phải nắm được.
Den Fujita khởi nghiệp từ việc tích kiệm chi tiêu, William Delbert Gann làm giàu từ việc nghiên cứu biểu đồ hình nến.
Hai câu chuyện này nhìn có vẻ không liên quan gì đến nhau nhưng trong đó lại ẩn chứa cùng một đạo lý, đó là: Rất nhiều người có sự nghiệp thành công đều có một điểm chung là đã nỗ lực từng không ngừng nghỉ, kiên trì sáng táo và tích lũy những điều kiện cần thiết nhất cho thành công của mình.
Trong thế giới của hiện thực này, ai cũng có ước mơ của riêng mình, ai cũng khát khao được thành công, nhưng tài – trí chỉ ở mức trung bình vẫn luôn là trở ngại lớn ngăn cản những người trẻ thành công.
Nhưng gì mà họ mà nhìn thấy luôn luôn chỉ là sự thành công rực rỡ của những người thành công, mà không nhìn thấy rằng trước khi có được thành công, những người đó đã từng có sự nỗ lực nhiền đến nỗi chúng ta khó mà tưởng tượng nổi.
Trên thực tế, chẳng có thành công nào có được mà chỉ trải qua một lần thực hiện, với mỗi người mà nói, chỉ có trải qua sự nỗ lực không ngừng mới tích lũy được sức bật để thay đổi vận mệnh của bản thân.
Muốn thành công đòi hỏi phải có tích lũy theo thời gian, đây là chân lý cơ bản và cũng là chân lý đơn giản nhất, nhưng đáng tiếc chỉ có rất ít người có thể kiên trì đến cùng.