Hoàng hậu Masako – người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa

Vượt qua căn bệnh trầm cảm

Xuất thân từ thường dân rồi trở thành Công nương khi chấp nhận kết hôn với Thái tử Nhật Bản Naruhito (nay là Nhật hoàng Naruhito), người ta tưởng rằng Công nương Masako (nay là Hoàng hậu Masako) “một bước lên tiên”.

Nhưng câu chuyện đời thực không lung linh như cổ tích.

Cuộc đời của người phụ nữ thông minh, xinh đẹp được cả sắc lẫn tài ấy sẽ rẽ sang một hướng mới nhưng không phải nhưng ao ước mà như người đời ví “Hoàng hậu Masako chẳng khác gì con chim quý nhưng lại bị nhốt chặt trong lầu son”.

Trong 3 năm đầu sau khi kết hôn, Hoàng hậu Masako rất hiếm khi rời khỏi Hoàng cung, bà chỉ được về thăm cha mẹ 5 lần.

Bà phải nộp lại hộ chiếu cho Cục quản lý Hoàng gia Nhật, tất cả mọi hoạt động đều bị giám sát chặt chẽ và bị cấm tiết lộ đời sống riêng tư với báo giới.

Chưa hết, ngay sau ngày kết hôn, Masako đã mất quyền công dân và bị xóa tên khỏi danh sách bầu cử.

Ai cũng biết rằng Hoàng gia Nhật có những lễ nghi nghiêm khắc và Hoàng hậu Masako không được tự do quyết định chuyện gì.

Bà luôn phải mặc lễ phục Hoàng gia nặng đến 20kg và phải thay trang phục cũng như lựa chọn màu áo theo quy định.

Bà chỉ được cất lời nếu chồng cho phép, khi muốn ra phố phải được đồng ý trước 15 ngày và tuyệt đối không được đi một mình.

Bên cạnh đó, áp lực lớn nhất đè nặng lên vai Hoàng hậu Masako là phải sinh quý tử nối dõi.

Năm 1999, sau 6 năm kết hôn, bà mới mang thai nhưng lại bị sảy và mãi đến tháng 12/2001, bà mới sinh hạ được cô con gái đầu lòng là Công chúa Aiko.

 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 1.

Tháng 12/2001, Masako sinh hạ cô con gái đầu lòng là Công chúa Aiko.

Sau 8 năm kết hôn, Nhật hoàng Naruhito và Công nương Masako vất vả lắm mới sinh được Aiko, vì vậy bà đã dành hết tình yêu thương của mình cho đứa con quý báu này.

Cuộc sống nghiêm ngặt trong cung cấm, nhất là không thể sinh hoàng nam để sau này nối dõi đã đẩy Hoàng hậu Masako vào tình trạng trầm cảm triền miên.

Cuộc sống tù túng lại phải đối mặt với căn bệnh khó chữa, Masako dường như không còn điểm tựa nào nữa nhưng may mắn bà vẫn còn có chồng bên cạnh.

Nhật hoàng Naruhito luôn hết lòng bênh vực và bảo vệ người vợ mà báo chí gọi là “Vương phi u sầu”.

Vào tháng 9 năm 2004, Hoàng hậu Masako bất ngờ xuất hiện trước công chúng sau thời gian dài vắng bóng.

Vào tháng 12 năm đó, bà tuyên bố rằng sức khỏe của mình đã tốt hơn và hứa hẹn sẽ sớm tiếp tục nhiệm vụ của mình.

Vào tháng 1 năm 2005, Hoàng hậu Masako đã thực hiện nhiệm vụ chính thức đầu tiên của mình khi bà xuất hiện cùng gia đình hoàng gia trên ban công của Hoàng cung vào ngày đầu năm mới.

Vào tháng 11, bà đã có một chuyến thăm đến một lễ hội được tổ chức bởi một số trại trẻ mồ côi.

Vào dịp sinh nhật lần thứ 42 vào tháng 12 năm 2005, Hoàng hậu Masako đã đưa ra một tuyên bố bằng văn bản rằng: “Rất may mắn, tôi đang dần khỏe lại và có thể tham dự từng sự kiện công cộng nhỏ”.

Bà mẹ tuyệt vời của Hoàng gia Nhật, yêu con từ những cử chỉ nhỏ nhất

Hơn 8 năm sau khi kết hôn, Hoàng hậu Masako mới có được niềm hạnh phúc khi được làm mẹ của một cô công chúa đáng yêu.

Trái với điều mọi người suy nghĩ, cô công chúa độc nhất của bà không được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” mà cũng lớn lên như mọi đứa trẻ Nhật Bản khác.

Bởi Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako chỉ kỳ vọng một điều rằng con gái sẽ hòa nhập với cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 2.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 3.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 4.

Khi Công chúa Aiko còn nhỏ, mỗi lần cả gia đình xuất hiện trước công chúng, người ta đều thấy Hoàng hậu Masako nắm tay con, thậm chí bà còn không ngại cúi hẳn người xuống để trò chuyện với con, bất chấp nhiều ống kính máy ảnh của phóng viên đang hướng về phía mình.

 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 5.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 6.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 7.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 8.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 9.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 10.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 11.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 12.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 13.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 14.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 15.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 16.

Những cử chỉ dù nhỏ như vậy thôi nhưng đủ thấy Hoàng hậu Masako rất tâm lý, để con có cảm giác an toàn khi đứng trước đám đông. Còn hành động cúi người xuống là cử chỉ cho thấy bà rất tôn trọng con.

Ít ai biết rằng, những hộp cơm mà Công chúa Aiko từng mang đến trường để ăn trưa cùng các bạn khi còn đi học đều là do Hoàng hậu Masako chuẩn bị.

Dù bận rộn với công việc của hoàng gia nhưng bà vẫn muốn tự tay chăm chút cho con, để cô bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

Những món ăn bình dân quen thuộc của người Nhật như trứng rán, cá, cơm trắng, rong biển… nhưng chứa đựng trong đó tình yêu của mẹ.

Tuy rất nghiêm khắc trong cách giáo dục nhưng Hoàng hậu Masako cũng rất tình cảm và tâm lý với con. Bà và chồng chưa bao giờ vắng mặt trong các buổi họp phụ huynh, lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp hay đại hội thể thao của con.

Khi con còn bé, họ thường xuyên đưa con ra ngoài khám phá thiên nhiên.

Dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa

Người Nhật có một câu tục ngữ là “Kawaii ko ni wa tabi o saseyo” với ngụ ý: “Hãy để con có một cuộc hành trình”.

Từ đó, cha mẹ luôn khuyến khích con tự học thông qua những trải nghiệm khó khăn ngay từ giai đoạn đầu đời. Việc trẻ tự hòa nhập xã hội sẽ trở nên tự lập và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn.

Công chúa Aiko cũng không ngoại lệ, ngay từ nhỏ công chúa đã được mẹ rèn luyện tính tự lập và luôn được khuyến khích tự học thông qua những trải nghiệm khó khăn ngay từ giai đoạn đầu đời.

 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 17.
 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 18.

Khi đi học, Công chúa Aiko không được đưa đến tận cổng trường, mà chỉ được đưa đến khu vực gần trường rồi tự đi bộ vào lớp. Không ít người dân nhìn thấy cô công chúa cuống quýt chạy vào lớp cho kịp giờ học.

Bên cạnh đó, Công chúa Aiko cũng không hề có bất kỳ đặc quyền nào trong trường mà vẫn phải tham gia các hoạt động thể chất, đối diện với áp lực thi cử như bao bạn bè cùng trang lứa.

Giống như hầu hết cha mẹ Nhật, Hoàng hậu Masako luôn chú ý đến việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho công chúa nhỏ. Ngoài các giờ học văn hóa trên lớp, tham gia hoạt động ngoại khóa, Aiko còn có niềm say mê với bộ môn thư pháp.

 Hoàng hậu Masako - người mẹ từng vượt qua căn bệnh trầm cảm, dùng kỷ luật thép để dạy con sống như thường dân, không có đặc quyền dù là công chúa - Ảnh 19.

Cũng giống như bao đứa trẻ khác ở Nhật, Công chúa Aiko được mẹ dạy dỗ cách cư xử theo đúng phép tắc và luôn giữ lễ nghĩa trong mọi hoàn cảnh.

Từ khi còn nhỏ Công chúa Aiko đã được dạy rằng, càng có thân phận cao quý thì lại càng phải lễ phép, bởi vì cô phải trở thành một tấm gương sáng cho người dân Nhật Bản noi theo.


Theo L.T

Tin liên quan