Dưỡng sinh nên bắt đầu càng sớm càng tốt: Sống lâu trăm tuổi, đẩy lùi bệnh tật như người cổ đại Trung Quốc không khó

Dưỡng sinh nên bắt đầu sớm, đặc biệt là trong thời đại ham muốn vật chất như hiện nay, chúng ta lao vào tiền bạc như những con thiêu thân mà nhiều khi bỏ bê sức khỏe của bản thân.

Thực ra ngay từ thời ngày xưa, người cổ đại đã có ý thức dưỡng sinh từ rất sớm, đặc biệt là người Trung Quốc, cái nôi của các khái niệm như trường sinh hay bất lão, khi ấy, dùng đan dược có lẽ là phương pháp kéo dài tuổi thọ được biết đến nhiều nhất. Vậy người cổ đại Trung Quốc dưỡng sinh ra sao?

Quan niệm về giữ gìn sức khỏe của các học giả thời Tống chủ yếu được phản ánh trong các bài thơ của họ, trong văn học cũng lưu giữ lại nhiều thuật dưỡng sinh. Vậy người Tống làm thế nào để giữ gìn sức khỏe của mình? Cái gọi là thuật dưỡng sinh là những gì?

1. Tầm quan trọng của dưỡng sinh thời Tống

Trong suy nghĩ của nhiều người, xã hội cổ đại thường khá lạc hậu và bảo thủ, nhưng thực ra, thời bấy giờ cũng có nhiều hệ thống và tư tưởng tiên tiến, có nhiều khía cạnh đáng để chúng ta nghiên cứu và suy nghĩ về sự tồn tại của giá trị sống cá nhân và sự hiểu biết về việc giữ gìn sức khỏe.

Vào thời nhà Tống của Trung Quốc, các bậc văn nhân là những người cai trị nền công vụ của xã hội, vì vậy, họ thường có địa vị xã hội hơn, không chỉ có cơm ăn áo mặc mà còn có địa vị cao, lương bổng nhiều. Dưới sự thống trị ổn định của nhà Tống, các sĩ đại phu thời Tống cũng rất chú trọng đến việc “bảo dưỡng”, giữ gìn sức khỏe và tuổi thọ của bản thân.

Các văn nhân, sĩ đại phu thời Tống về cơ bản đều có một lượng kiến ​​thức y học phổ thông, ví dụ như Lục Du, một nhà thơ thời Tống đã đề cập trong thơ của mình rằng: sống chết có cái số, nhưng vẫn cần phải chú ý tự chăm sóc bản thân, hay Chu Thủ Trung, một “nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xã hội” tại thời điểm đó cũng có quan điểm rằng: Mệnh tôi do tôi làm chủ, không phải tại ông Trời, nhấn mạnh rằng tự tu dưỡng và chăm sóc bản thân có thể giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ.

Vậy rốt cuộc thì người cổ đại xưa có những thuật dưỡng sinh ra sao để có thể sống lâu trăm tuổi?

Trong xã hội hiện đại, có không ít người lựa chọn phương pháp thả câu kỷ tử vào nước ấm để uống, trong khi phương pháp dưỡng sinh của các học giả thời Tống lại tập trung đến tất cả các khía cạnh, không chỉ trong chế độ ăn uống, mà còn cả giấc ngủ, công việc và các khía cạnh khác, mà hầu như không tốn một xu. Để giữ gìn cho mình một sức khỏe tốt, hãy cùng tham khảo một vài thuật dưỡng sinh của các học giả thời Tống!

Dưỡng sinh nên bắt đầu càng sớm càng tốt: Sống lâu trăm tuổi, đẩy lùi bệnh tật như người cổ đại Trung Quốc không khó - Ảnh 1.

1. Ăn uống

Đầu tiên là chế độ ăn uống. Ăn uống là phải ăn có chọn lọc, không phải cái gì cũng “va vào mồm”, phải biết kiểm soát cảm giác thèm ăn, điều này có liên quan mật thiết đến chế độ ăn cân bằng mà chúng ta ngày nay hay nhấn mạnh. Người thời Tống xu hướng kiểm soát khẩu phần ăn của mình, dù thích ăn một loại thức ăn nào đó thì họ cũng sẽ kiểm soát chỉ ăn một lượng nhất định để tránh tình trạng cơ thể mất cân bằng do tham lam quá mức.

Lấy Tô Thức, một nhà thơ nổi tiếng thời Tống làm ví dụ. Món ăn mà Tô Thức thích nhất là thịt cừu, ông có thể ăn một lượng lớn thịt cừu một lúc, nhưng ông luôn ý thức kiểm soát ham muốn của mình, luôn bảo mình rằng chỉ cần nếm thử một chút là được. Ông luôn ý thức ăn mỗi loại thịt một chút để cân bằng được dinh dưỡng đưa vào trong cơ thể.

Trong chế độ ăn của nhà thơ Lục Du, ông cho rằng họa đều từ miệng mà ra, ăn quá nhiều thường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau, vì vậy ông coi việc ăn uống bừa bãi là kẻ thù lớn nhất của mình.

Cũng tại thời điểm này, nhiều người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc uống rượu có hại cho cơ thể ra sao, vì vậy, nhiều thi nhân trong bài thơ của mình đã khuyên thiên hạ uống rượu nên có chừng mực, bản thân Tô Thức cũng rất thích uống rượu, nhưng ông vẫn luôn nhắc mình rằng khi nào dùng trà thay rượu được thì phải uống trà, cố gắng uống bớt rượu lại để đảm bảo sức khỏe.

Có thể thấy, chế độ ăn uống cân bằng, biết kiểm soát lượng ăn, mỗi thứ một chút để làm phong phú lượng dinh dưỡng đưa vào người, là một phương pháp giữ gìn sức khỏe rất lành mạnh từ cả thời cổ xưa.

2. Tu tâm dưỡng tính

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, người thời Tống cũng rất chú trọng đến việc “tu thân”, trong đó, điều quan trọng nhất là “tu tâm”. Muốn có một sức khỏe tốt, cần phải giữ được sự bình tĩnh bên trong và một tâm lý lạc quan, vì vậy người thời Tống luôn cố gắng hết sức để có một cái nhìn thoáng hơn, không màng danh lợi, mong có thể giải tỏa được lòng mình, không ham muốn, để dục vọng lấn át quá đà từ đó đạt được mục đích khỏe mạnh.

Nhà thơ Lục Du là một ví dụ điển hình, ông dùng chính bản thân mình để chứng minh tầm quan trọng của việc tịnh tâm, bớt ham muốn trong chưa lành bách bệnh. Trong cuốn “Bệnh trung tác” ông có viết, trời trở lạnh, nhưng vì mặc ít áo nên bị cảm lạnh, tổn thương phổi. Lúc này nên làm thế nào? Nhiều người hiện đại sẽ lựa chọn đi mua thuốc uống hoặc đi khám tại bệnh viện ngay, nhưng thuốc gì thì thuốc cũng đều có tác dụng phụ cả, vì vậy, Lục Du lựa chọn cách tịnh tâm lại để cơ thể được chữa lành, sức khỏe được hồi phục trong sự “tĩnh dưỡng”.

Các văn nhân thời Tống đều rất chú trọng tới việc dưỡng sinh, đặc biệt là sự “an tâm”, cũng giống như nhà thơ Lục Du, khi mới bệnh đừng vội vội vàng vàng lao vào tìm tới thuốc, trước tiên hãy điều chỉnh tâm thái của mình, dùng sự tĩnh tâm, an hòa để nâng cao khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật của cơ thể. Trong lý luận của y học cổ truyền cũng nói rằng, duy trì một thái độ lạc quan có thể mang lại nhiều lợi ích cho khí huyết của cơ thể con người.

Dưỡng sinh nên bắt đầu càng sớm càng tốt: Sống lâu trăm tuổi, đẩy lùi bệnh tật như người cổ đại Trung Quốc không khó - Ảnh 2.

3. Ngủ nghỉ

Thứ ba là giấc ngủ. Người hiện đại thường có xu hướng thức khuya, dù biết rằng thức khuya rất có hại cho cơ thể nhưng họ vẫn thức khuya, tuy nhiên vào thời nhà Tống, người ta rất coi trọng chất lượng giấc ngủ và có thói quen ngủ đi ngủ sớm. Mặc dù chúng ta ngày nay lúc nào cũng chủ trương ngủ sớm dậy sớm, nhưng lại rất ít người có thể thực hiện điều đó, trong xã hội phát triển nhanh ngày nay, mọi người thường có thói quen thức khuya và ngủ nướng.

Bản thân Tô Thức cũng từng có thói quen ngủ nướng, để kiềm chế bản thân, trong một khoảng thời gian, ông bắt mình dậy từ 5 giờ sáng, để giữ gìn sức khỏe, trước khi chợp mắt, ông còn đặc biệt dùng lược để chải đầu. Ngoài ra, vào thời nhà Tống, người ta cũng có thói quen nghỉ trưa, những phương pháp này có những lợi ích nhất định đối với cơ thể con người.

Vì vậy, chúng ta cũng phải ngủ đủ giấc để cơ thể được phục hồi và bước vào một ngày mới tốt hơn. Nhiều người thường bị thâm quầng mắt nặng hoặc bỏ lỡ giấc ngủ 8 tiếng vàng vào ban đêm, dù đã ngủ bù vào ngày hôm sau thì cơ thể cũng không thể được điều chỉnh ở trạng thái tốt nhất. Vì vậy, dành cho những ai có thói quen thức khuya, hãy học cách giữ gìn sức khỏe từ những người Tống thông thái.

4. Làm việc

Dưỡng sinh tất nhiên không thể tách rời khỏi vận động, thời cổ đại tất nhiên chưa có phòng tập gym, vì vậy mà phương pháp vận động của người cổ đại thường là lấy công việc để thay thế. Tô Thức trong sách của mình cũng nói rằng, vận động thích hợp có ích cho cả sức khỏe vật chất và tinh thần, vì vậy mà các văn nhân thời Tống thường trồng rau, chăm sóc hoa, cây cảnh để vận động gân cốt, để máu được lưu thông.

Ở các thời kì trước đó, một vài công việc nhà thường là hạ nhân làm, nhưng tới thời Tống, vì ý thức sức khỏe nên các văn nhân sĩ phu cũng “nhúng tay” vào một chút để tăng lượng vận động cho bản thân.

Dưỡng sinh nên bắt đầu càng sớm càng tốt: Sống lâu trăm tuổi, đẩy lùi bệnh tật như người cổ đại Trung Quốc không khó - Ảnh 3.

Chúng ta của thời hiện đại, nếu bàn về việc dưỡng sinh, vẫn là nên học hỏi người xưa, không phải cứ uống một loạt những thuốc quý hay đồ bổ thì gọi là dưỡng sinh, ăn ngon ngủ kĩ thì cũng phải kết hợp với vận động, kiểm soát cảm xúc của bản thân, nắm được cái “độ” trong mọi việc, dưỡng sinh thực ra chỉ đơn giản như vậy, chẳng cần bạn phải bỏ ra quá nhiều tiền bạc cũng có thể nhẹ nhàng có một cuộc sống khỏe mạnh.

Ngay cả trong mùa đông lạnh lẽo, chỉ cần chúng ta học được phương thức dưỡng sinh hợp lý, đừng chỉ biết thả kỷ tử vào nước uống, không có việc gì làm thì năng đi lại, vận động lên một chút, làm việc nhà cũng giúp thư giãn gân cốt, lưu thông máu, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, đạo dưỡng sinh, không nằm ở giàu nghèo, khỏe mạnh cũng không phân cao sang nghèo hèn, chỉ cần có một tâm thái lạc quan, chúng ta hoàn toàn có thể tận hưởng hiện tại và chào đón tương lai với một sức khỏe tốt.


A Độ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan