Đời người có hạn, hãy bỏ ngay ba kiểu nỗ lực vô dụng đi

Nỗ lực “bề nổi”

Ở một công ty nọ, có một nhân viên thuộc hàng “bô lão”, ông luôn làm tốt mọi công việc được giao, không bao giờ đi làm muộn, thậm chí sẵn sàng tăng ca khi cần.

Ông nhận danh hiệu “nhân viên chăm chỉ” liên tiếp nhiều năm, nhưng kỳ lạ là mãi không được thăng chức tăng lương. Cuối cùng ông ấy đến hỏi ông chủ, rằng tôi có đến 25 năm kinh nghiệm làm việc, tại sao mức lương của tôi mãi giậm chân tại chỗ?

Ông chủ nọ trả lời: “Ông không hề có 25 năm kinh nghiệm, ông chỉ lặp lại một kinh nghiệm trong vòng 25 năm mà thôi.”

Quả thực, ông ấy cần mẫn chăm chỉ, nhưng chỉ lặp lại duy nhất một việc, chưa từng nghiên cứu thêm kỹ năng mới, năng lực cũng không tiến bộ. Ông ấy thường xuyên tăng ca, nhưng hiệu quả công việc chẳng bao giờ được cải thiện.

Tất cả những sự nỗ lực “bề nổi” đều không được coi là nỗ lực, chúng không mang lại hiệu quả gì đáng kể và giá trị của chúng cũng dễ dàng bị thay thế.

Đời người có hạn, hãy bỏ ngay ba kiểu nỗ lực vô dụng đi - Ảnh 1.

Nỗ lực phân tán

Thức khuya, tăng ca, bận rộn… nhưng kết quả nhận lại vẫn không phải thứ chúng ta muốn. Đây không phải một hiện tượng hiếm thấy, rất nhiều lúc, bạn phải chấp nhận rằng sự cố gắng của bạn đã chẳng mang lại gì.

Dùng cả một ngày để làm tốt một việc hay làm nhiều việc trong một ngày thì tốt hơn? Với những việc quan trọng, câu trả lời chỉ có thể là vế trước.

Nếu bạn muốn hoàn thành thật tốt một việc quan trọng nào đó, dồn hết nỗ lực vào việc đó là biện pháp duy nhất. Đừng phân tán thời gian, sức lực cũng như khả năng tập trung của bạn vào bất kỳ việc gì khác nữa.

Cha ông ta có câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, câu này còn có thể được hiểu là: trong một khoảng thời gian nhất định, bạn chỉ có thể chọn một, “một nghề cho chín” hoặc “chín nghề”. Sức người là có hạn, bạn làm cùng lúc nhiều việc thì sẽ không thể hoàn thành mọi việc ở mức tốt nhất. Đồng thời, nếu tập trung làm tốt một việc thì bạn cũng chỉ hoàn thành được duy nhất việc đó mà thôi.

Nhưng cái gì cũng biết ở mức hời hợt thì không giải quyết được việc gì nên hồn cả. Cho nên, để xây dựng sự nghiệp thành công, lựa chọn của bạn chỉ có một: tập trung cố gắng hoàn thành một việc ở mức tốt nhất có thể, làm một nghề “cho chín”.

Đời người có hạn, hãy bỏ ngay ba kiểu nỗ lực vô dụng đi - Ảnh 2.

Nỗ lực sai hướng

Trước đây, báo chí từng đưa tin về một con cá voi dài 10 m chết trên một đồng cỏ gần biển ở Anh. Điều khó hiểu là vị trí của nó khi chết cách bờ biển gần nhất 800 m.

Các chuyên gia suy đoán rằng sau khi con cá voi mắc cạn trên bãi biển, nó đã lăn lộn muốn quay trở lại biển, nhưng thật không may, nó đã nhầm hướng và lăn càng lúc càng xa …

Bất kể là làm gì, nếu ngay từ lúc bắt đầu đã đi sai hướng, thì mọi nỗ lực đều là vô ích.

Bill Gates cũng rất coi trọng giá trị của phương hướng.

Ngay sau khi thành lập Microsoft, ông luôn tiến hành hai cuộc “tĩnh tâm” kéo dài hai tuần mỗi năm, đó là lúc ông nhốt mình trong một căn biệt thự và từ chối gặp tất cả mọi người.

Trong khoảng thời gian này, ông luôn giữ mình ở trạng thái hoàn toàn khép kín, suy ngẫm về sự phát triển của công ty và tìm ra hướng đi phù hợp.

Nhờ thế, Microsoft đã từng bước trở thành công ty dẫn đầu ngành công nghệ thông tin và là nhà cung cấp phần mềm máy tính lớn nhất thế giới.

Đời người có hạn, hãy bỏ ngay ba kiểu nỗ lực vô dụng đi - Ảnh 3.

“Cẫn mẫn và nỗ lực luôn là điều không thể thiếu, nhưng phương hướng vẫn quan trọng hơn tất thảy.

Chúng ta không thể cúi đầu kéo xe một cách tuyệt vọng mãi, hãy trích ra khoảng trống trong lịch trình bận rộn để tìm kiếm phương hướng.”

Tạm kết

Nỗ lực luôn đi liền với kết quả, dù mối quan hệ giữa chúng có phức tạp đến mức nào đi chăng nữa.

Bạn càng làm việc nhiều, bạn càng nhận được nhiều thành quả xứng đáng trong tương lai. Nhưng tiền đề là, nỗ lực của bạn đang đi đúng hướng.

Chúng ta bắt buộc phải thừa nhận rằng mọi cố gắng tiến bước trên con đường sai lầm đều là vô ích.

Jack Ma (Chủ tịch tập đoàn Alibaba) nói: “Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, và tầm nhìn quan trọng hơn năng lực.”

Chỉ làm việc chăm chỉ mà không cân nhắc đến các yếu tố như phương hướng, hiệu quả, tư duy… không bao giờ là đủ để dẫn bạn đến thành công.


Phương Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan