Doanh nghiệp Việt nhắm mắt làm ngơ trước phần mềm “lậu”

Sử dụng phần mềm

Sử dụng phần mềm “lậu” lợi bất cập hại.

Để làm rõ hơn vấn đề về sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền, phóng viên Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Trung – Chuyên gia truyền thông và sở hữu trí tuệ.

– Theo ông, việc sử dụng phần mềm không bản quyền sẽ có tác hại ra sao đối với doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Đình Trung.

Ông Nguyễn Đình Trung.

Khi các doanh nghiệp sử dùng phần mềm không bản quyền, có thể nói rất nguy hại cho máy tính và dữ liệu tài sản bí mật kinh doanh sẽ dễ bị các hacker tấn công, đánh cắp dữ liệu. Bởi các phần mềm không bản quyền đa số cài đặt các chương trình virus nhằm mục đích khi chia sẻ lên mạng Internet, các doanh nghiệp dùng các phần mềm đó đa số đã bi kiểm soát dự liệu ngay từ đầu từ các đối thủ cạnh tranh .

– Ông có thể cho biết vì sao mà các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm không bản quyền?

Việc các doanh nghiệp biết tác hại của việc dùng phần mềm không bản quyền rất nguy hại đối với kinh doanh, hầu như các doanh nghiệp  đều biết điều đó. Mặc dù biết nhưng nhìn chung các doanh nghiệp ở Việt Nam còn xem nhẹ các vấn đề liên quan sở hữu trí tuệ và dùng phần mềm không bản quyền, nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Làm vậy hàng năm tối ưu lợi nhuận trước mắt cho doanh nghiệp nhưng đồng nghĩa luôn có rủi ro luôn rình rập .

Ví dụ câu chuyện 1 doanh nghiệp chuyên thiết kế đồ họa công nghiệp có nhân sự hơn 50 người tương ứng 50 máy tính đều phải cài phần mềm thiết kế có bản quyền với giá theo năm 1.000USD/PC, nhân 50 máy thì mỗi năm mất 50.000 USD cho chi phí vận hành doanh nghiệp.

– Theo ông, việc vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp khi bị phát hiện sẽ chịu hình thức xử phạt như thế nào?

Nhìn cách khách quan theo cá nhân góc độ chuyên gia hầu như các doanh nghiệp ở Việt Nam đang vi phạm rất nghiêm trọng về bản quyền luật sở hữu trí tuệ. Dưới góc độ pháp lý, hiện đã có một số chế tài xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thứ nhất, về xử lý hành chính:

Các tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng/1 sản phẩm phần mềm, nếu như có hành vi sao chép chương trình máy tính mà không được sự cho phép của chủ thể sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, các tổ chức này sẽ bị buộc phải dỡ bỏ các bản sao vi phạm trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc phải hủy tiêu tang vật vi phạm. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP):

“Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Thứ hai, về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 225 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan . Điều 226 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp . Như vậy là 2 quy định trên đã có điểm mới là đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt và đã áp dụng chế tài hình sự cho pháp nhân với hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 2 năm.

– Vậy ông có kiến nghị gì để giúp hạn chế việc sử dụng phần mềm không bản quyền hiện nay?

Vấn nạn vi phạm bản quyền không chỉ là thách thức của riêng của quốc gia nào cả. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào công tác thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trên thực tế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận với những thay đổi trong Bộ Luật hình sự mới mới, với việc định lượng khái niệm “quy mô thương mại”, nâng cao hình phạt cho những tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có bản quyền phần mềm máy tính, đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ đối với nạn xâm phạm bản quyền tại Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên nâng cao ta thức trách nhiệm về hành vi dùng phần mềm không bản quyền là vi phạm pháp luật và đánh cắp tài sản vô hình cũng như hữu hình doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ và công nghiệp 4.0. Đặc biệt, như đã nói trên, Việt Nam đã ký kết Hiệp định TPP vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tuân theo quy tắc chung của quốc tế

Xin cảm ơn ông!

Báo cáo từ BSA – Liên minh phần mềm, cho biết: trong tháng 11, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thanh tra đột xuất 4 tập đoàn, công ty đang sử dụng các phần mềm bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh với tổng giá trị vi phạm lên tới 220.000 USD

Các đơn vị này thuộc các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm như dệt may, linh kiện vận tải đặt tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ba trong số bốn tập đoàn bị thanh tra trong tháng 11 có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam.

Kể từ đầu năm 2019, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thanh tra 50 công ty sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Tất cả đều là các tập đoàn, công ty quy mô lớn sử dụng phần mềm không phép trên máy tính công ty (PC) và trong các hoạt động kinh doanh khác.

Nguyễn Long

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.

Tin liên quan