Do dự khiến bạn luôn chậm chân trước thời cơ: Người quyết đoán không phạm phải 4 sai lầm đánh cắp sự tự tin, hạn chế năng lực thành công này

Bạn có thường cảm thấy mình luôn do dự khi đối mặt với những quyết định bất kể lớn hay nhỏ? Hay bạn luôn hối tiếc về những quyết định đã đưa ra trong quá khứ và ước rằng thời gian có thể quay lại? Cuộc sống luôn đòi hỏi bạn phải đưa ra quyết định mọi lúc và hầu hết mọi người thường luôn phải đấu tranh rất nhiều. Dưới đây là những thói quen xấu khiến bạn tự ti với các quyết định của mình mà bạn nên loại bỏ để trở thành người quyết đoán hơn trong mọi quyết định của mình.

1. Không chắc chắn

 Do dự khiến bạn luôn chậm chân trước thời cơ: Người quyết đoán không phạm phải 4 sai lầm đánh cắp sự tự tin, hạn chế năng lực thành công này - Ảnh 1.

Một thói quen gây ảnh hưởng tới việc trở nên quyết đoán hơn đó là bạn sợ hãi sự không chắc chắn. Nhiều quyết định chúng ta đưa ra trong cuộc sống không có một câu trả lời rõ ràng là đúng hay là sai, ít nhất vào thời điểm đưa ra quyết định. Tôi nên mua giày màu đen hay màu nâu? Đi đường cao tốc hay đường tắt thì sẽ nhanh hơn? 

Bất kể là về quy mô hay tác động của các quyết định thì sự không chắc chắn thường là một đặc trưng chính trong quá trình ra quyết định. Và đó là bản chất con người, khi đối mặt với sự không chắc chắn thì chúng ta cảm thấy sợ hãi. Bạn nghĩ rằng bạn đang cố gắng đưa ra một quyết định sáng suốt, nhưng thực sự bạn đang cố gắng để cảm thấy bớt lo lắng. Đó là lý do tại sao bạn do dự và khó đưa ra quyết định. Nỗi lo sợ về sự không chắc chắn là bình thường nhưng đừng để nó tác động tới quyết định của bạn. 

Lời khuyên là hãy chấp nhận thực tế rằng trong quá trình đưa ra quyết định, bạn có thể sẽ gặp một số lo lắng và sự không chắc chắn. Khi bạn thừa nhận tính không chắc chắn của các quyết định và sự lo lắng của bạn về nó thì việc đưa ra quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Khi bạn phải đối mặt với một quyết định và cảm thấy lo lắng hãy tạm dừng và nhắc nhở bản thân rằng sự không chắc chắn và lo lắng không phải một điều tồi tệ. Khi bạn thừa nhận sự không chắc chắn, bạn sẽ rèn luyện trí não của mình để xem sự không chắc chắn là một thách thức nhưng không phải là một mối đe dọa. Đó chính xác là cách một người tự tin đưa ra quyết định.

2. Tìm kiếm sự trấn an

Tìm kiếm sự trấn an gây ảnh hưởng tới sự tự tin đưa ra các quyết định của bạn. Trước sự không chắc chắn với một quyết định lớn, cảm thấy lo lắng là chuyện hết sức bình thường. Và bất cứ khi nào chúng ta lo lắng, là lẽ tự nhiên khi chúng ta muốn dừng cảm giác này lại bằng cách tìm kiếm sự trấn an. Tuy nhiên, vấn là, bản năng để giảm bớt lo lắng này lại khiến chúng ta chuyển sự tập trung vào vấn đề chính (đưa ra quyết định) sang tập trung vào cảm giác tồi tệ đang có.

Khi ban tập trung vào việc làm cho bản thân ít lo lắng hơn, bạn có xu hướng tìm kiếm sự trấn an từ người khác. Và điều này không hiệu quả về mặt lâu dài. Việc tìm kiếm sự trấn an tạm thời làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn bằng cách giảm bớt sự lo lắng trong một khoảng thời gian nhưng bạn sẽ có xu hướng lo lắng hơn và kém tự tin hơn về lâu dài vì nó khiến tâm trí của chúng ta tin rằng sự lo lắng là nguy hiểm. 

Nếu mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng, bạn ngay lập tức cố gắng chạy trốn hoặc loại bỏ cảm giác này thì bộ não sẽ coi cảm giác lo lắng như một mối đe dọa vào lần tới. Và như một vòng luẩn quẩn, chạy trốn lo lắng sẽ càng khiến bạn lo lắng nhiều hơn.

Vấn đề của việc tìm kiếm sự trấn an là nó nói với bộ não của bạn rằng sự lo lắng đi cùng với việc đưa ra quyết định là nguy hiểm. Điều này có nghĩa là mỗi khi bạn đối mặt với một quyết định mà bạn có chút lo lắng, bộ não của bạn sẽ thậm chí làm bạn cảm thấy lo lắng hơn nữa. Và đó không phải cách giúp bạn đưa ra một quyết định tự tin.

Mặt khác, nếu bạn chấp nhận các cảm giác lo lắng và đưa ra quyết định, bạn sẽ rèn luyện trí não của mình để thấy sự lo lắng đi cùng với việc đưa ra quyết định là không có vấn đề gì lớn. Điều đó sẽ khiến bạn sẽ cảm thấy ngày càng tự tin hơn khi đưa ra quyết định trong tương lai. Nếu bạn muốn cảm thấy tự tin vào quyết định của mình, bạn phải sẵn sàng chơi một trò chơi dài. Bạn chịu đựng những lo lắng ngắn hạn mà không cần tìm sự trấn an càng tốt thì bạn càng tạo ra sự tự tin lâu dài.

3. Cố gắng quá nhiều để tránh sai lầm

 Do dự khiến bạn luôn chậm chân trước thời cơ: Người quyết đoán không phạm phải 4 sai lầm đánh cắp sự tự tin, hạn chế năng lực thành công này - Ảnh 2.

Một lý do khác khiến mọi người luôn phải đấu tranh để đưa ra quyết định một cách tự tin là họ sợ hãi sẽ mắc sai lầm. Sợ mắc lỗi thường bắt nguồn từ hai lý do. Một là bạn từng có ký ức về việc mắc sai lầm và nhận những trừng phạt nghiêm khắc. Hai là bạn là con người cầu toàn và không cho phép bản thân phạm bất cứ sai lầm nào. Cả hai trường hợp này đều dẫn tới bộ não của bạn được rèn luyện để coi sai lầm là một điều gì đó rất khủng khiếp.

Chìa khóa để trở nên quyết đoán hơn với các quyết định của bản thân là thuyết phục não bộ rằng bạn có thể mắc sai lầm, chỉ cần bạn rút ra được bài học sau đó. Nói với bản thân rằng sai lầm không phải là một điều gì đó quá nguy hiểm sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra các quyết định.

4. Luôn có nhu cầu kiểm soát tất cả mọi việc

Một tật xấu khác khiến bạn tự ti khi đưa ra các quyết định là luôn có nhu cầu phải kiểm soát tất cả mọi thứ. Điều này như một vấn đề tâm lý ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định của bạn. Việc kiểm soát nhìn chúng là một điều tốt nếu nó làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn.

Tuy nhiên chúng ta có xu hướng đánh giá cao mức độ kiểm soát đối với tất cả mọi việc. Hãy chấp nhận một thực tế rằng chúng ta không thể kiểm soát tất cả mọi thứ. Nhu cầu kiểm soát quá cao sẽ khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ khi mọi chuyện không trong tầm tay của bạn.

Những người thiếu quyết đoán có thói quen phủ nhận sự thiếu kiểm soát và ảo tưởng về những gì họ có thể kiểm soát. Kết quả là họ luôn ở trong tình trạng căng thẳng và lo lắng về các quyết định của mình. Trong khi đó, người quyết đoán chấp nhận thực tế rằng sẽ có những chuyện nằm ngoài khả năng và tiếp tục bằng cách tự tin kiểm soát những gì có thể.

Thay vì sống trong trạng thái mơ hồ vĩnh viễn, họ khoan dung với cảm giác bất lực và mất kiểm soát của bản thân trong một số tình huống. Do vậy khi họ phải đối mặt với những quyết định mà họ không có quyền kiểm soát, người quyết đoán có thể nhanh chóng và tự tin tiến lên phía trước mà không gặp phải quá nhiều căng thẳng, lo lắng hay do dự.

Do vậy, nếu bạn muốn cảm thấy tự tin hơn với quyết định của mình, hãy đối mặt với thực tế rằng bạn có thể không có quyền kiểm soát như mong muốn trong một số tình huống và điều đó không sao cả, hãy cứ tự tin tiến lên phía trước.

Theo Medium


Theo Hoàng Lan

Tin liên quan