Cuộc chơi tốn kém của “ông vua” bất động sản ven hồ

(DĐDN) – Giới đầu tư bất động sản nhìn nhận, quỹ đất của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thuộc loại độc nhất vô nhị hiện nay mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải khao khát.

Đối với doanh nghiệp bất động sản, thành bại phần lớn nằm ở quỹ đất có đẹp, vị trí có đắc địa hay không… Do vậy, các đại gia bất động sản luôn tìm mọi cách để thâu tóm những mảnh đất “vàng”, đặc biệt trong khu vực nội đô các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.

Qu đt kim cương

Trong bối cảnh quỹ đất khu vực trung tâm ở Hà Nội và TP.HCM ngày càng hạn hẹp, tấc đất không khác gì tấc vàng, danh sách quỹ đất của Tập đoàn Tân Hoàng Minh vẫn đang tiếp tục được nối dài.

Quỹ đất chính là một lợi thế đặc biệt của Tân Hoàng Minh trong chiến lược phát triển bất động sản. Có thể nói, không một doanh nghiệp bất động sản nào ở Việt Nam, kể cả những tên tuổi danh tiếng, sở hữu được những mảnh đất “vàng” đắc địa như Tân Hoàng Minh.

Những khu đất đáng mơ ước của Tân Hoàng Minh có thể kể đến như: Dự án D’. San Raffles trên khu đất 4.071m2 tại ngã tư đường Hàng Bài – Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm), D’. Le Roi Soleil tại số 2 Đặng Thai Mai (quận Tây Hồ) với diện tích đất hơn 10.000m2.

Hai dự án “vàng” khác của Tân Hoàng Minh đang trong quá trình hoàn thiện gồm D’. Le Pont D’or với diện tích đất 5.363m2 ngay cạnh hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa), dự án căn hộ siêu sang D’. Palais de Louis trên khu đất gần 5.400m2 mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy).

Tại TP.HCM, cao ốc văn phòng 290 đường Nam Kỳ Khời Nghĩa (quận 3) là một dự án tuyệt đẹp của Tân Hoàng Minh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là dự án được đánh giá rất cao về kiến trúc và thẩm mỹ, tọa lạc ngay khu vực trung tâm TP.HCM.

Quỹ đất đáng mơ ước của Tân Hoàng Minh tiếp tục “nở nồi” khi cuối tháng 6/2015 vừa qua, tập đoàn này đã vượt qua 12 đối thủ nặng ký trong cuộc đấu giá để giành quyền sở hữu khu đất vàng trên 3.000m2 tại số 23 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) với số tiền đấu giá kỷ lục lên tới 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giá khởi điểm.

Để giành được quyền sở hữu mảnh đất “vàng” này, Tân Hoàng Minh đã phải trải qua 16 cuộc đấu giá, vượt qua những đại gia địa ốc danh tiếng như Công ty Đại An, Trường Hải và ông Jonathan Hạnh Nguyễn (Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPP).

Không chỉ có vị trí đắc địa trong khu vực nội đô Hà Nội, TP.HCM, những mảnh đất mà Tân Hoàng Minh sở hữu đều gần các hồ lớn, công viên như hồ Hoàn Kiếm, Hoàng Cầu, Nghĩa Tân… khiến cho các dự án của tập đoàn này trở thành “của hiếm” đối với giới đầu tư bất động sản.

Cuộc chơi tốn kém của “ông vua” bất động sản ven hồ 1
Tân Hoàng Minh đang sở hữu chuỗi dự án trị giá hàng tỷ USD

Theo tiết lộ từ Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, tập đoàn này vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch mở rộng thêm quỹ đất để phát triển các dự án. Tiêu chí của Tân Hoàng Minh vẫn là các dự án có vị trí đắc địa trong khu trung tâm và phát triển dòng sản phẩm bất động sản siêu sang.

Giới đầu tư bất động sản nhìn nhận, quỹ đất của Tân Hoàng Minh thuộc loại độc nhất vô nhị hiện nay mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải khao khát. Chính vị trí vàng sẽ khiến cho các dự án của Tân Hoàng Minh luôn có hấp lực lớn với thị trường, đặc biệt là giới nhà giàu, thậm chí siêu giàu, ở cả trong và ngoài nước.

Ngông hay bn lĩnh?

Dư luận đã không ít lần đặt câu hỏi về năng lực tài chính của Tân Hoàng Minh, đặc biệt là Chủ tịch tập đoàn Đỗ Anh Dũng. Cũng đã có không ít phán xét và sức ép lớn từ công luận đối với các dự án của tập đoàn này.

Trong đánh giá của dư luận, thông thường đối với một nhà tạo lập bất động sản, thước đo chính là tiến độ triển khai dự án, có dự án là phải nhìn thấy được việc thi công xây dựng. Đây cũng là sức ép khá lớn đối với Tân Hoàng Minh trong suốt hơn 10 năm tham gia thị trường bất động sản. Hầu hết các dự án của Tân Hoàng Minh đều bị than phiền về tiến độ thi công, thậm chí công luận nhiều lần đã đặt dấu hỏi về năng lực tài chính của tập đoàn này.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có được thủ tục pháp lý hoàn thiện cho những mảnh đất có vị trí đắc địa ở nội đô Hà Nội, Tân Hoàng Minh đã mất không ít thời gian, tiền bạc và chi phí cơ hội. Chẳng hạn như dự án D’. Le Roi Soleil Quảng An phải mất tới 5 năm để hoàn thiện thủ tục; D’. San Raffles 7 năm mới có quy hoạch kiến trúc; dự án Hoàng Cầu cũng phải mất thời gian khá dài mới đủ thủ tục pháp lý để có thể khởi công.

Nguyên nhân là bởi, do nằm ở vị trí đắc địa ở nội đô, các dự án này phải chịu những ràng buộc nghiêm ngặt về chiều cao, bị ràng buộc bởi nhiều loại quy hoạch không chỉ liên quan đến xây dựng mà cả giao thông, xã hội… Một khó khăn khác của Tân Hoàng Minh chính là việc giải phóng mặt bằng, cũng chính vì dự án ở nội đô, tấc đất là tấc vàng nên việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. Ví dụ như dự án D’. San Raffles Hàng Bài, mức đền bù tại một số vị trí lên tới 1 tỷ đồng/m2!

Trong suốt 10 năm qua, thị trường bất động sản lúc thì sốt nóng, khi thì đóng băng, khó khăn kéo dài, không ít đại gia đã rút lui khỏi cuộc chơi, thậm chí ngã ngựa, rơi vòng lao lý do kinh doanh thua lỗ, dự án không có cơ hội phát triển. Ở nhiều thời điểm, cái tên Tân Hoàng Minh cũng đã bị công luận đưa vào danh sách đen với cái nhìn không mấy thiện cảm.

Với quỹ đất “vàng”, mỗi dự án của Tân Hoàng Minh có giá trị chuyển nhượng lên tới nhiều nghìn tỷ đồng.

“Nhiều người nghi ngờ năng lực của Tân Hoàng Minh đã đặt câu hỏi, tại sao tập đoàn không bán bớt dự án để đẩy nhanh tiến độ các dự án còn lại. Chúng tôi đã không bán và sẽ không bán bất cứ dự án nào. Tân Hoàng Minh có đủ năng lực tài chính để phát triển tất cả các dự án hiện có”, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng chia sẻ.

Khi Tân Hoàng Minh công bố triển khai dự án căn hộ đế vương D’. Palais de Louis Nguyễn Văn Huyên với mức giá bán trên 100 triệu đồng/m2, thậm chí có lúc lên tới 145 triệu đồng/m2, thị trường đã một phen chấn động, nhiều người còn cho rằng, đây chỉ là chiêu trò PR, đánh bóng tên tuổi của Tân Hoàng Minh và ông chủ Đỗ Anh Dũng.

Thế nhưng, qua năm tháng, Tân Hoàng Minh vẫn kiên trì theo đuổi đam mê xây dựng nên những “kiệt tác vượt thời gian” khi các dự án lần lượt được khởi công và hoàn thiện với chất lượng cao, cả về kiến trúc và thẩm mỹ.

Dự án căn hộ D’. Le Pont D’or ngay bên cạnh hồ Hoàng Cầu đã cất nóc và đang hoàn thiện, dự kiến sẽ bàn giao trong năm 2016, với hơn 80% số căn hộ đã có chủ.

Dự án căn hộ siêu sang D’. Palais de Louis Nguyễn Văn Huyên với những căn hộ tiêu chuẩn đế vương hiện đang hoàn thiện nội thất, các tiện ích sẽ hoàn thành và bàn giao vào năm 2017. Giá bán các căn hộ tại dự án này dự kiến sẽ lên tới 1 – 1,3 triệu USD/căn.

Dự án siêu sang D’. San Raffles ngã tư Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) sẽ được khởi công trong nửa cuối năm 2016.

D’. Le Roi Soleil tại số 2 Đặng Thai Mai (quận Tây Hồ) đang được thi công với tiến độ nhanh chóng và dự kiến bàn giao vào cuối năm 2017. Mặc dù có giá lên tới 80 – 90 triệu đồng/m2, nhưng lượng đăng ký đặt mua căn hộ tại D’. Le Roi Soleil đã vượt quá số lượng căn hộ có tại dự án.

Kể cả ở thời điểm hiện tại khi nhiều dự án của Tân Hoàng Minh đã hình thành, vẫn còn đó những nghi ngại về năng lực tài chính, chiến lược kinh doanh của ông chủ Đỗ Anh Dũng.

Tuy nhiên, những kiệt tác vượt thời gian như D’. Palais de Louis Nguyễn Văn Huyên sắp hoàn thiện sẽ là minh chứng cho phong cách kinh doanh táo bạo, sự kiên trì và đam mê vô tận của Chủ tịch Đỗ Anh Dũng.

Xem thêm: >> Choáng ngợp với căn hộ dát vàng khiến Đàm Vĩnh Hưng mê mẩn

Vĩnh Trà

logodoanhnhan

Tin liên quan