Con người giống như chiếc bình rỗng, đổ vào cát sỏi và nước tinh khiết dẫn tới hai cuộc đời khác biệt

Con người rốt cuộc là gì?

Có lẽ rất nhiều người đều có một câu hỏi lớn về điều này.

Có người đưa ra một lý luận rất phổ biến có tên – nguyên lý bình rỗng.

Theo đó, con người chẳng qua cũng chỉ là chiếc bình rỗng, bạn đổ vào bình cái gì, bạn sẽ có được cái đó.

Bạn tiếp nạp vào nội tâm của mình điều gì, bạn sẽ trở thành người như vậy.

01
Đổ vào nước tinh khiết

Xung quanh chúng ta luôn tồn tại những người như này:

Trải qua hồng trần thế sự, họ vẫn duy trì được sự đơn thuần, sự thông suốt, dường như không bị thế giới bên ngoài làm ảnh hưởng. cái bình của họ giống như được đổ đầy nước tinh khiết, không tạp chất, thanh thuần tới tận đáy bình.

Người sở hữu chiếc bình đựng đầy nước tinh khiết, dù thế sự có thay đổi ra sao, họ vẫn độc lập, vẫn đơn thuần, thanh khiết như bông sen!

Một ngày nọ, một vị hòa thượng đưa đồ đệ xuống núi để hóa duyên.

Khi hai thầy trò đi tới bên bờ sông, họ bắt gặp một cô nương không dám qua sông, đứng ở bên bờ không biết phải làm thế nào.

Lão hòa thượng có ý tốt đã cõng cô nương qua cầu.

Đồ đệ trông thấy toàn bộ cảnh tượng, bất giác đỏ mặt.

Sang được bên kia sông, lão hòa thượng tiếp tục cuộc hành trình như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Đi được một lúc, đồ đệ không nhịn được hỏi sư phụ:

“Sư phụ, người xuất gia có giới luật rõ ràng, vừa rồi sư phụ cõng nữ thí chủ ấy qua cầu, nhưng sao sư phụ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra vậy?”

Lão hòa thượng cười nói:

“Ta cõng nữ thí chủ ấy qua cầu rồi bỏ nữ thí chủ ấy xuống. Còn con thì sao? Cứ “cõng” cái chuyện đó suốt dọc đường. Con xem, tâm của ai mới là không trong sáng?”

Đúng vậy, nội tâm có thuần khiết, mới không để bất cứ chuyện gì vào bụng, không hổ thẹn với lòng, ắt có thể ôm lấy vạn vật.

Cái tâm của con người nên phải thật thông suốt, giống như nước vậy, trong suốt thanh thuần.

Chỉ khi tâm vô tạp niệm, luôn kiểm soát được tâm tính của mình, mới có thể sống thông suốt, không bị vướng bận hay bị làm mờ đục bởi hồng trần thế sự.

Đời người không cần phải có quá nhiều thứ, một bữa cháo, một bữa cơm, một mái nhà tranh, một mái hiên đơn sơ, gió thoảng và trăng thanh, vậy là đủ.

Mỗi giây mỗi phút, thăm trầm cùng gió mát trăng thanh, dù thế sự có thay đổi khôn lường tới đâu, ta vẫn luôn “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Con người giống như chiếc bình rỗng, đổ vào cát sỏi và nước tinh khiết dẫn tới hai cuộc đời khác biệt - Ảnh 1.

02

Đổ vào cát sỏi

Sống giữa nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, rất nhiều người tự tạo áp lực cho mình, lòng cũng theo đó mà ngày một nặng trĩu, khó mà giải tỏa.

Cái tâm cân bằng mất đi, cái tâm phiền não sẽ tìm tới.

Khi ta chấp niệm với một điều gì đó, tâm của ta ắt bị giam giữ trong cái ý niệm đó; khi ta buông bỏ chấp niệm, ta mới sống tự tại hơn.

Có những người, có những việc, gặp nhưng không thể cầu.

Nếu đã như vậy, chi bằng giải thoát cho con tim mình, cứ thuận theo tự nhiên có phải hơn không?

Từng có một người hỏi một thiền sư như này: “Thiền sư, ngài có điểm gì khác với những người bình thường không?”

Thiền sư đáp: “Có”

“Là cái gì?”

Thiền sư đáp: “Khi đói ta sẽ ăn cơm, khi mệt ta sẽ đi ngủ.”

“Đây cũng được xem là điểm khác người ư? Chẳng phải ai cũng đều như vậy? Có điểm gì khác biệt ư?

Thiền sư đáp: “Tất nhiên là không giống rồi! Lúc ăn cơm, họ nghĩ tới chuyện khác, không chuyên tâm cho chuyện ăn uống. Lúc đi ngủ, họ cũng chập chờn mơ mộng, ngủ không ngon giấc. Còn ta, ăn cơm là ăn cơm, không nghĩ gì cả. Ta đi ngủ cũng không bao giờ nằm mơ, ngủ một mạch tới sáng. Đây chính là điểm khác người của ta.”

Đúng vậy!

Rất nhiều người không thể “một lúc chỉ làm một chuyện”, họ mắc kẹt trong lợi ích được mất, họ giam mình trong sự phù phiếm và danh vọng, lòng họ trầm nặng giống như bị bỏ thêm cát sỏi.

Thực ra, bất kể là ở đâu và vào lúc nào, cũng nên giữ cho mình một cái tâm nhẹ nhõm, tự do tự tại.

Đừng để bản thân sống quá mệt mỏi, buồn chán, trút bỏ hết những thứ cát sỏi nặng trĩu trong lòng, dọn sạch tất cả những điều khiến tâm can nặng trĩu.

Có như vậy bạn mới sống thanh thản, bình an, nhẹ nhõm và cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống.

Điều chỉnh tâm thái về trạng thái tốt nhất, không để ngoại vật ảnh hưởng tới bản thân, không tự chuốc phiền não cho mình, thong thả mà sống, vận mệnh sớm đã được an bài!

Con người giống như chiếc bình rỗng, đổ vào cát sỏi và nước tinh khiết dẫn tới hai cuộc đời khác biệt - Ảnh 2.

03

Con người vốn dĩ chỉ là một chiếc bình rỗng, bạn cho cái gì vào, đó đều là lựa chọn của bạn.

Bạn đổ nước tinh khiết vào đó, bạn sẽ thông suốt, đơn thuần, thanh khiết; bạn xúc bùn vào trong bình, tâm bạn sẽ đầy ắp những vọng tưởng, phúc khí sẽ dần dần mất đi; bạn đổ cát sỏi vào trong bình, bạn sẽ mệt mỏi nặng trĩu, bước đi khó khăn…

Khi thêm gì đó vào chiếc bình của bản thân:

Hãy dùng mắt để quan sát, dùng trí tuệ để cảm nhận, nắm bắt tất cả những điều tốt đẹp trên thế gian này rồi cho vào chiếc bình rỗng để làm giàu cho bản thân.

Chỉ cần bạn muốn cho những điều tốt đẹp vào, tới cuối cùng, bạn sẽ được tận hưởng niềm vui của lúc thu hoạch.

Mỗi chúng ta đều là một chiếc bình rỗng, bạn bỏ gì vào trong đó, bạn sẽ thu được chiếc bình y như vậy!


Như Nguyễn

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan