Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo “mái ấm” cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời

Người phụ nữ mà tôi muốn nói đến là chị Phạm Thị Kim Lợi (35 tuổi), thường được gọi với cái tên thân mật là Bé Bê. Chị đã có 12 năm làm công tác quản lý mộ phần tại một nghĩa trang đồng nhi nằm ở xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 1.

Trang viên Hoa Hồng (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà)

Trang viên của tình yêu

Trang viên Hoa Hồng – tấm bảng nằm ngay ngắn, xinh đẹp dưới chân ngọn núi Hòn Thơm gây ấn tượng mạnh với du khách đến thăm.

Chị Bé Bê bảo, cái tên hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, dù thai nhi có bị bỏ đi hay hư hao thì cũng là kết tinh của tình yêu cha mẹ.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 2.

Cái tên “Hoa Hồng” giúp cho nghĩa trang đồng nhi bớt đi phần hoang lạnh.

Mỗi ngôi mộ sẽ được đặt một nhành hoa tuỳ theo màu sơn của cụm mộ, giúp cho nghĩa trang giống như một vườn hoa. Mỗi năm các bé sẽ được thay một bông hồng, và vợ chồng chị Bé Bê đã làm được 9 mùa hoa như vậy.

Nhìn từ xa, trang viên giống những luống rau đủ màu sắc nằm uốn lượn giữa núi rừng, cỏ cây. Cảm giác hoang lạnh dường như không có tại đây.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 3.

Chị Bé Bê – người mẹ 2 con đã có 12 năm gắn bó cùng trang viên Hoa Hồng.

Đi lên một triền dốc, chị Bé Bê chỉ vào hai ngôi, nói rằng đó là những bé đầu tiên của trang viên.

“Bé này được chôn ngày 13/7/2004. Do mẹ phá bỏ, mình đem từ bệnh viện (BV) tỉnh về. Còn ngôi mộ màu trắng này là ngôi mộ đôi. Cha mẹ bé muốn lắm nhưng em bé không có duyên ở lại. Bào thai mới 4 tháng rưỡi” – chị Bé Bê nói.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 4.

Tại khu vực sảnh nghĩa trang được vẽ 12 con giáp 2 bên.

Vậy còn ngôi mộ mới nhất ở đâu?

Nghe khách thắc mắc, người phụ nữ mỉm cười đi tiếp lên phía cao hơn. Ở đó có một số ô gạch vừa mới xây, mùi xi măng mới còn nồng nặc. Ô đầu tiên bên trái được lấp đầy cát. Là thai nhi chị Bé Bê mới đem về sáng nay.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 5.

Mỗi ngôi mộ đều được đính 1 đoá hồng.

“Bé này là con của sinh viên. 2 bạn còn đi học, không thể giữ được em thì buộc phải bỏ đi. Mình nhận từ phòng khám sản tư về nên mới biết. Thai mới có 2 tháng” – người phụ nữ nói.

Đẻ non vì leo bậc đá lo cho các thai nhi bất hạnh

Nói về cơ duyên trở thành người lo nơi nương tựa cho những bào thai bất hạnh, chị Bé Bê cười bảo mình chỉ làm theo những gì mà người thân để lại.

Khoảng 15-16 năm trước khi gia đình chị đang trồng bạch đàn trên núi Hòn Thơm, có một nhóm thiện nguyện đã đến và đặt vấn đề biến nơi này thành nghĩa trang cho những đứa trẻ không bao giờ được đón ánh mặt trời, khi tình trạng nạo phá thai liên tục diễn ra.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 6.

Những ngôi mộ đủ sắc màu trên triền núi.

Cảm động trước tấm chân tình này, ông nội của chị Bé Bê quyết định hiến đất gia đình, bỏ sức cải tạo đất đá làm nên những ngôi mộ đầu tiên. Sau ngày ông mất, chị Bê cùng người chú ruột tiếp nối công việc ý nghĩa còn dang dở của ông.

Không quản ngày nắng hay đêm mưa, cứ nghe có tin thai nhi bị bỏ hay mất trong bụng mẹ, chị Bê lại gấp rút lao vào bệnh viện, phòng khám nhận về lo hậu sự.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 7.

Rất nhiều cô cậu bé không được sinh ra vì cha mẹ chối bỏ.

Thậm chí đến khi đã lập gia đình, tình thương của chị dành cho “những đứa con của đất trời” còn sâu nặng hơn.

Một ngày tháng 6/2014 dù đang bụng mang dạ chửa, chị Bé Bê vẫn hì hục làm công việc mang xác thai nhi lên núi an táng.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 8.

Ở đây không có khoảng cách giữa tôn giáo hay dân tộc mà chỉ còn tình yêu thương.

“Sáng hôm đó mình đưa 4 xác thai lên mộ. Vì phải lên các bậc đá cao, phụ lấy hồ cho chú nên khi đi xuống bị ra máu.

Lúc đưa vào viện, ông xã chưa kịp ký giấy thì con gái mình đã được mổ bắt ra khi mới 7 tháng 4 ngày. Sinh non vậy nhưng trời thương, bé khoẻ mạnh nặng đến 3.3 kg.

Mình thích con gái lắm, mỗi lần lên nghĩa trang đều khấn với các con rằng bé nào là gái thì vào bụng mẹ. Giờ mình đã được trời cho rồi” – chị Bé Bê lại mỉm cười.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 9.

Chị Bé Bê kể về những ngôi mộ đầu tiên.

Còn lành lặn đã là một điều may mắn

Thấm thoát đã 12 năm, chị Bé Bê giờ đã là người vợ 2 con và với hành trang hỗ trợ chỗ nằm xuống cho trên dưới 12.000 hài nhi.

12 năm, chị không thể nhớ nỗi đã bao lần mình ngậm ngùi, bật khóc khi chứng kiến những hoàn cảnh quá đau lòng.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 10.

Cô bé mang cái tên của ngày lễ tình nhân.

Chỉ vào một ngôi mộ màu vàng, người phụ nữ nói dõng dạc: “Anna Valentine là tên bé này. Cô bé được mình đem về vào ngày 14/2 nên tên được đặt vậy để nhớ về ngày bé mất.

Còn bé này được nhặt tại khu vực Tháp Bà (TP Nha Trang). Sáng hôm đó mấy cô đi hốt rác phát hiện trong chiếc bọc nên báo cho mình. Bé đã 4 tháng, tượng hình rồi.

Mình để luôn chữ Tháp Bà trên mộ với suy nghĩ sau này lở như cha mẹ bé có hối hận muốn tìm lại con thì có thể nhận diện được”.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 11.

Ngôi mộ mới nhất là xác thai nhi vừa được chị Bé Bê đem về vài tiếng trước.

Nói như vậy, tức là trong số hàng ngàn trường hợp cha mẹ vứt bỏ giọt máu của mình ở trang viên Hoa Hồng, có những người đã quay lại nhìn nhận núm ruột, dù hiếm hoi.

Trớ trêu thay, lại có những cặp cha mẹ rất muốn có con nhưng vì bệnh tật oái oăm mà niềm vui được đón thiên thần nhỏ không thực hiện được.

“Có trường hợp vợ chồng của anh N., cứ mang thai đến tháng thứ 6 là tim thai mất. Họ mong con lắm nhưng đã 3 lần mất con rồi. Vậy mà nhiều người mẹ lại đẻ xong bỏ con rồi trốn mất. Có bé mình nhặt về thì vừa mắt, xác vẫn còn rất tươi như đang ngủ” – chị Bê kể.

Chuyện người phụ nữ dành cả thanh xuân chăm lo mái ấm cho 12.000 đứa trẻ chưa một lần thấy ánh mặt trời - Ảnh 12.

Nhiều lần, chị phát hiện xác thai nhi bị ai đó mang đến để trước nhà.

Không hiếm lần khi vừa mở cửa, chị Bê thấy chiếc bọc đen treo trên tay nắm hay để dưới đất. Mở ra, bên trong là nhựng cục máu đã nát vụn.

Nói vậy để thấy rằng không cần nghĩ ngợi xa xôi, việc thai nhi bị người sinh ra bỏ đi được phát hiện và về đến trang viên lành lặn đã là một điều may mắn.

(Còn tiếp)



Hoàng Lê

Tin liên quan