Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021!

Ngôi làng hiếm ở Việt Nam có hơn 1.000 năm lịch sử

Về với ngôi làng Đọi Tam thanh bình nằm dưới chân núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) với truyền thống hơn 1.000 năm làm trống, từ người già đến trẻ nhỏ chẳng ai là không biết đến câu chuyện về 2 Trạng Sấm cũng là tổ nghề nơi đây. Truyền thuyết kể lại rằng 2 anh em ông tổ Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản khi xưa nghe tin vua Lê Đại Hành sắp về làng làm lễ tịch điền để khuyến nông liền về nhà hạ cây mít trong vườn, thịt con trâu lấy bộ da để làm trống đón vua. Mùa xuân năm Thiên Phúc thứ 7 thời vua Lê Đại Hành (tức năm 987), ngài đã xuống ruộng hành lễ tịch điền ở Đọi Sơn trong tiếng trống của anh em Năng, Bản.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 1.

Cũng chính bởi tiếng trống vang như sấm vọng khắp đất trời, như ước mong của con người về một năm mưa thuận gió hòa mà hai ông được tôn làm Trạng Sấm. Kể từ đó đến nay qua biết bao thăng trầm của lịch sử, làng trống vẫn tồn tại và phát triển đi liền với cuộc sống của bao thế hệ.

Chiếc trống gắn liền với những đứa trẻ mới sinh ra đã biết chơi trống bỏi, lớn lên là chiếc trống ếch chơi Trung thu, lớn lên trống hội, trống trường, trống hộ đê, trống trận… cho đến khi mất đi con người về với thế giới bên kia vẫn phải có tiếng kèn, trống tiến đưa. Chính vì thế mà qua biết bao thăng trầm lịch sử những chiếc trống từ ngôi làng này vẫn được nhiều thế hệ “giữ lửa”. Cho đến thời điểm hiện nay có tới 500 thợ lành nghề với 60 xưởng sản xuất trống ở khắp làng. Thương hiệu trống Đọi Tam cũng được những người con nơi đây mang đến mọi vùng miền của tổ quốc.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 2.

Làm trống chỉ từ gỗ mít và da trâu

Trong những ngày cuối năm, nhu cầu mua trống tăng lên nhiều lần ông Phạm Chí Khang (Chủ tịch Hiệp Hội Sản xuất và Kinh doanh trống Đọi Tam) cũng vô cùng bận bịu với công việc truyền thống, phải khó khăn lắm ông mới dành thời gian để chia sẻ về câu chuyện nghề đặc biệt nhân dịp còn ít ngày nữa là Tết đến, Xuân về.

Là truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Phạm chuyên làm trống, ông Khang nay mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn tiếp tục với những người con giữ gìn nghề truyền thống. Trong khuôn viên ngôi nhà không quá lớn, những chiếc trống từ nhỏ như trống ếch tới những chiếc trống sâm cỡ lớn được chất đầy nhà. Tất cả như chỉ chờ cho dịp cuối năm hoàn thiện nốt để xuất bán đi muôn nơi.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 3.
Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 4.
Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 5.
Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 6.
Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 7.

Để có một chiếc trống hoàn thiện yêu tố nguyên liệu nắm một vai trò không hề nhỏ, ông Khang chia sẻ: “Người xưa có câu “trống là phải làm từ da trâu, tang mít”, việc chọn gỗ mít để làm tang trống, nguồn nguyên liệu được tìm kiểm gắp cả nước từ Thanh Hóa, Nghệ An, đến các tỉnh miền trong, cây mít trung bình phải 50 năm mới tiến hành lấy gỗ.

Đặc thù gỗ mít là soắn thớ, khi dùi trống đánh vào tang có tiếng vang đặc biệt mà những loại gỗ tuy đắt tiền hơn cũng không thể có được. Còn da cũng phải chọn lựa những con trâu có bề mặt da đẹp và càng già càng tốt. Da trâu sau khi lấy về được nạo sạch mặt, sau đó căng, phơi rồi sấy và cắt thành mặt trống để dai, không mục, mủn”.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 8.

Để có được tiếng trống như ý thì phụ thuộc vào tay nghề của người làm, vì mỗi loại trống có yêu cầu về âm thanh khác nhau như độ vang, rền và độ đanh. Nếu trống trường âm thanh phải vang, rền còn trống chèo lại đòi hỏi âm thanh trầm lắng, những chiếc trống sấm (loại trống có đường kính mặt da từ 1m trở lên) thì âm thanh phải hùng tráng, vang vọng hàng kilomet.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 9.

Người thợ vinh dự làm chiếc trống to nhất Việt Nam kể về câu chuyện “chắc chẳng còn lần thứ 2”

Không chỉ là một trong những nghệ nhân nổi tiếng của làng trống, mà ông Phạm Chí Khang con may mắn là một trong những người “viết giấy khai sinh” cho 2 chiếc trống to nhất Việt Nam.

Nhớ về quãng thời gian liên tục phá kỷ lục chiếc trống lớn nhất Việt Nam đó ông Khang kể: “Tôi còn nhớ nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội tôi nằm trong tốp thợ 12 người được vinh dự làm chiếc trống hội hiện nay vẫn đang lưu giữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Khi ấy chiếc trống được thiết kế với đường kính là 2.010mm tương ứng với năm 2010 hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chiếc trống gồm 54 thanh tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Chiếc trống này tất cả nghệ nhân chúng tôi làm ra đều tâm niệm rằng trống khi được đánh lên nó là thể hiện “hồn thiêng sông núi, linh khí quốc gia”.

10 năm sau tôi được làm một chiếc trống to hơn nữa kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, chiếc trống có đường kính mặt trống 2.350mm cao 3.100mm cho đến thời điểm hiện tại tác phẩm vô giá này đang được đặt tại Hoàng Thành Thăng Long và là chiếc trống lớn nhất Việt Nam”.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 10.

Nhận lời làm chiếc trống có kích thước vô cùng lớn, tuy nhiên mọi khó khăn bắt đầu ngay từ việc tìm da trâu để làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam, những người đi tìm phải liên lạc tới nhiều nơi, đi nhiều chỗ để “săn” bằng được con trâu đủ tiêu chuẩn. Khi nhận việc xong chúng tôi phải điều động cả dòng họ đi tìm nguyên liệu, phải mất tới 6 tháng trời tìm hết trong Nam ngoài Bắc mới có được 2 con trâu lớn để căng làm mặt trống. Khi ấy cứ ai mách đâu là chúng tôi tìm tới đó, có người nói hội trọi trâu Đồ Sơn nhưng chúng tôi đến tham quan nhưng đa phần là trâu khỏe, chứ cũng không có trâu già lâu năm để đủ to lớn làm trống.

Trong khi nhiều nhóm vất vả mà vẫn chưa có kết quả gì, thì chúng tôi tìm được một con trâu trong Tây Nguyên, khi ấy con trâu cái hơn chục năm tuổi mang nhiều tính chất vô cùng đặc biệt khi có hình dáng rất kỳ lạ khi có bộ sừng lớn và gần chạm vào nhau. Sau khi tìm được một con trâu, thì đội tìm kiếm trên Hà Giang nhận được một lời mách nước đến với một gia đình nuôi cả đàn trâu, trong số đó có một con đầu đàn được thả rông trong rừng đủ điều kiện.

“Ban đầu gia đình không bán bởi giá trị của một con trâu đầu đàn là rất quý, sau khi thương lượng một hồi và biết mục đích mang trâu về để làm chiếc trống kỷ niệm thì người bán cũng đồng ý, khi đem con trâu về nhìn kích thước nó cũng hơn nửa tấn, có cặp sừng mở rộng như chiếc đòn gánh rất hiếm gặp”, ông Khang kể lại câu chuyện đặc biệt khi đi tìm nguyên liệu “cực hiếm” cho chiếc trống kỷ lục.

Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 11.
Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 12.
Chuyện khó tin về một dòng họ mất tận nửa năm để đi tìm tấm da trâu đặc biệt làm chiếc trống lớn nhất Việt Nam chào đón năm Tân Sửu 2021! - Ảnh 13.

Cho đến nay để tìm kiếm một con trâu tương tự gần như là chuyện rất khó, bởi chủ yếu trâu hiện nay chỉ nuôi để lấy thịt chứ cũng không còn nhiều nơi nuôi để lấy sức kéo. Một số nơi trên vùng cao việc cày ruộng trên vùng cao vẫn dùng sức kéo của trâu, nhưng liên tục trong những năm qua thời tiết lạnh cũng làm cho trâu chết nhiều, vậy nên đối với người nghệ nhân Phạm Chí Khang việc có được một cơ may làm chiếc trống kỷ lục như vậy cũng gần như không còn.

Cho đến nay việc nguyên liệu để làm trống cũng ngày một hiếm dần, ngôi làng nhiều nơi kết hợp cả làm thùng rượu, bồn tắm bằng những loại gỗ khác nhau. Tuy nhiên việc làm trống một cách thủ công vẫn được những người thợ duy trì như một vốn quý của bậc cha ông bao nhiêu đời để lại.

Nghe tiếng trống “uỳnh… uỳnh…” vang cả đất trời mới thấy rằng chuyện về chú trâu không những gắn liền với con người như một loài vật nuôi để lấy sức kéo, mà còn là một trong những nguồn nguyên liệu tạo nên chiếc trống, gắn bó với biết bao công việc, đời sống tinh thần của con người.


Chí Hiếu

Pháp luật & Bạn đọc

Tin liên quan