“Chúng tôi ở lại đây”- Lời tâm sự của thầy trò quốc tế ở trường Đại học Vũ Hán, nơi tâm dịch bùng phát

Giáo sư Timo Balz, đến từ nước Đức, đã ở Vũ Hán hơn 10 năm, ông làm việc, kết hôn và sinh con tại đây, đối với ông, Vũ Hán chính là quê hương thứ hai.

Ngày 28/1, trước câu hỏi : “Ngài có đánh giá như thế nào trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay? Với tình hình như vậy ngài có cảm thấy an toàn?”.

Giáo sư Timo Balz đã chia sẻ: ” Trung Quốc có kinh nghiệm phòng chống và đấu trang với đại dịch SARS , Vũ Hán có những viện nghiên cứu , trung tâm nghiên cứu hàng đầu, cùng những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng, hệ thống trang thiết bị cùng cơ sở hạ tầng và đội ngũ bác sỹ ở Vũ Hán sẽ đáp ứng được nhu cầu cũng như sẽ chiến thắng đại dịch lần này.”

Giáo sư cũng đưa ra quan điểm rõ ràng: ” Tôi lựa chọn ở lại đây và cũng đã báo cáo với đại sứ quán.”

“Chúng tôi ở lại đây”- Lời tâm sự của thầy trò quốc tế ở trường Đại học Vũ Hán, nơi tâm dịch bùng phát - Ảnh 1.

Giáo sư người Mỹ, Stephen McClure, làm việc phòng thí nghiệm ở Vũ Hán 9 năm, với kinh nghiệm, sự cống hiến cũng như kiến thức chuyên ngành sâu rộng của mình, ông đã được phía đại sứ quán Mỹ liên hệ trực tiếp, hỏi ông có nguyện vọng trở về Mỹ hay không, ông đã lập tức từ chối và kiên quyết ở lại Vũ Hán, cùng đồng nghiệp của mình vượt qua dịch bệnh này.

“Chúng tôi ở lại đây”- Lời tâm sự của thầy trò quốc tế ở trường Đại học Vũ Hán, nơi tâm dịch bùng phát - Ảnh 2.

Giáo sư người Mỹ, Stephen McClure

Giáo sư Wolfgang Kainz là chủ tịch hiệp hội bản đồ nước Áo của đại học Vienna, mỗi năm ông có 3 tháng làm việc tại Vũ Hán. Khi biết tin Vũ Hán đang bị phong tỏa bởi dịch bệnh Corona, các bệnh viện vô cùng khan hiến vật tư, ông và vợ lập tức từ nước Áo xa xôi đã gửi đến Vũ Hán 3000 mặt nạ phòng hộ , đồng thời gửi lời động viên và cổ vũ đến bạn bè, đồng nghiệp cùng toàn thể người dân ở Vũ Hán.

“Chúng tôi ở lại đây”- Lời tâm sự của thầy trò quốc tế ở trường Đại học Vũ Hán, nơi tâm dịch bùng phát - Ảnh 3.

Sylvia Schroeder là chuyên gia giáo dục, chuyên gia văn hóa đến từ nước Đức, cô có 2 năm làm việc và sinh sống tại Vũ Hán, vì vậy cô vô cùng yêu quý thành phố này. Tháng 12/ 2019, một lần nữa Sylvia lại đảm nhận vai trò chủ nhiệm quay lại Vũ Hán giảng dạy, tuy nhiên vì lệnh phong tỏa toàn thành phố, mà cô phải ở lại Bắc Kinh. Từ Bắc Kinh cô có gửi lời nhắn đến Vũ Hán:

“Những ngày vừa qua, tôi đã nhìn thấy những nỗ lực, sự quyết tâm của cả thành phố Vũ Hán, nhà nước, chính phủ cùng toàn thể nhân dân Trung Quốc một lòng quyết tâm vượt qua dịch bệnh. Tôi tin rằng với những nỗ lực và sự quyết tâm ấy Vũ Hán sẽ sớm trở lại nhịp sống tấp nập, phồn hoa ngày nào. Chúng ta đang cố gắng, nỗ lực theo những cách thức riêng của mỗi cá nhân, chúng ta lựa chọn tin vào chính mình, tin tưởng tập thể, cùng nhau đánh quật con quái vật ấy để cuộc sống của chúng ta trở lại theo đúng quỹ đạo của nó.”

“Chúng tôi ở lại đây”- Lời tâm sự của thầy trò quốc tế ở trường Đại học Vũ Hán, nơi tâm dịch bùng phát - Ảnh 4.

Chuyên gia giáo dục Sylvia Schroeder

Các lưu học sinh quốc tế đang học tập và sinh sống tại Vũ Hán, những người lựa chọn ở lại cùng chiến đấu với người dân nơi đây, cũng gửi lời nhắn đến gia đình và người thân của mình:

Sinh viên trao đổi đến từ Nhật Bản Onishi Makoto nhắn nhủ tới bố mẹ: “Bố mẹ, con cũng sắp về nước rồi, không cần lo lắng cho con, rồi chúng ta sẽ được gặp nhau thôi.”

Nghiên cứu sinh năm nhất đến từ Nga Oorzhak Anzhelika vui vẻ nói: “Bố Mẹ, mọi người yên tâm đi, chúng con ở nơi rất an toàn, chúng con đều rất ổn, con rất yêu mọi người.”

Susanna Agha Janyan đến từ Armeria, hiện đang là sinh viên đại học của đại học Vũ Hán nhắn gửi người thân: “Bố mẹ, mọi người không cần lo lắng, con rất ổn, chúng ta cũng sắp gặp lại rồi, mọi thứ sẽ tốt đẹp lên thôi.”

Đến từ Thái Lan, Anchal I Karn nhắn nhủ: “Bố mẹ, không cần lo lắng, con sẽ chăm sóc tốt cho bản thân, chúng ta sẽ sớm gặp lại thôi.”


Chunchun

Tin liên quan