Chỉ điểm dấu hiệu đầu tiên của một vị sếp “tồi”: Nhân viên tài giỏi đến mấy cũng sớm muộn vẫy tay chào tạm biệt!

Trong các cuộc phỏng vấn xin việc , các ứng viên có xu hướng dành nhiều thời gian để tìm hiểu các nhiệm vụ trong vị trí mà mình ứng tuyển thay vì tìm hiểu về phong cách làm việc của những vị sếp như thế nào.

Tuy nhiên, dù là một nhân viên sáng giá đến đâu, bạn cũng sẽ khó có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp nếu không gây dựng mối quan hệ tin cậy và tôn trọng với người quản lý trực tiếp của mình.

Mặc dù rất khó để đánh giá một người khi bạn chưa có cơ hội làm việc cùng nhưng có một câu hỏi bạn có thể tận dụng trong cuộc phỏng vấn để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo và nguyên tắc làm việc của vị sếp tương lai:

“Anh/chị có thể cho tôi biết về nhân viên thành công nhất mà anh/chị từng tuyển dụng và những gì họ đã làm khiến anh/chị ấn tượng không?”

Trong trường hợp bạn đang tham dự cuộc phỏng vấn tại một công ty với nguyên tắc “luôn chú trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, nhưng sau đó nhận được câu trả lời rằng: “Nhân viên tài năng nhất mà tôi từng tuyển đó là Jim. Anh ấy là một trong những nhân viên kinh doanh chăm chỉ và nỗ lực nhất của chúng tôi. Người đến sớm nhất và về muộn nhất. Không chỉ thu hút rất nhiều khách hàng cũng như hợp đồng kinh doanh mới, anh ấy luôn trả lời email một cách nhanh chóng và là người đến sớm trong các cuộc họp”.

 Chỉ điểm dấu hiệu đầu tiên của một vị sếp tồi: Nhân viên tài giỏi đến mấy cũng sớm muộn vẫy tay chào tạm biệt! - Ảnh 1.

 Liệu đó có phải là một môi trường làm việc lý tưởng dành cho bạn không? Chắc là KHÔNG. Hoàn toàn coi thường sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là dấu hiệu lớn nhất của một ông chủ “độc hại”.

Tôi đã thấy rất nhiều người bị kiệt sức và khốn khổ trong công việc do một ông chủ kỳ vọng vào công việc chất lượng cao được giao trong một khung thời gian không thực tế.

Một người sếp phù hợp sẽ mô tả hình ảnh một nhân viên mà bạn cảm thấy giống với mình.

Vì vậy, một câu trả lời yên tâm hơn có thể giống như: “Thật khó để chọn! Mọi người trong đội của chúng tôi đều rất tuyệt. Nhưng tôi sẽ lấy Sonya, người gần đây đã được thăng chức làm ví dụ điển hình. Cô ấy không bao giờ ngại tiếp tục chia sẻ các ý tưởng – mặc dù chúng không phải lúc nào cũng hiệu quả – và thử nghiệm những điều mới mẻ. Điều này đã giúp chúng tôi có được nhiều khách hàng hơn. Tôi chỉ yêu năng lượng tích cực và sự nhiệt tình của cô ấy với những gì chúng tôi làm”.

 Chỉ điểm dấu hiệu đầu tiên của một vị sếp tồi: Nhân viên tài giỏi đến mấy cũng sớm muộn vẫy tay chào tạm biệt! - Ảnh 2.

 Đây là lý do tại sao câu trả lời này thể hiện một ông chủ tuyệt vời:

– Cô ấy bắt đầu câu trả lời của mình bằng cách ghi nhận tài năng của toàn bộ nhân viên trong tập thể của mình. Sẽ luôn có sự thiên vị ở nơi làm việc, nhưng một nhà lãnh đạo giỏi nói rõ rằng mọi thành viên trong nhóm đều được coi trọng.

– Cô ấy đưa ra một lộ trình để thành công ở công ty. Rõ ràng những phẩm chất mà người chủ này đang tìm kiếm khi tuyển dụng: Một người có tư duy tương lai, định hướng mục tiêu và phối hợp làm việc tốt với những người khác.

– Cô ấy khuyến khích sự phát triển. Sự thăng tiến của nhân viên luôn là một dấu hiệu tốt. Bạn không muốn làm việc ở một nơi mà sự nghiệp của mình có nguy cơ trì trệ trong nhiều năm.

 Chỉ điểm dấu hiệu đầu tiên của một vị sếp tồi: Nhân viên tài giỏi đến mấy cũng sớm muộn vẫy tay chào tạm biệt! - Ảnh 3.

Vậy để phát hiện một người sếp tốt hay xấu, dưới đây là một số cách giúp bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm:

1. Kiểm tra LinkedIn và Glassdoor

Sử dụng các trang web này để nghiên cứu những thứ như thời gian nhân viên ở lại công ty. Tỷ lệ nghỉ việc cao sẽ là cảnh báo đỏ.

2. Quan sát môi trường làm việc

Nếu bạn sắp phỏng vấn tại văn phòng, hãy chú ý đến cách các nhân viên tương tác với nhau. Họ có vẻ hạnh phúc và tràn đầy sinh lực không? Hay căng thẳng và nghiêm túc? Họ có thoải mái trò chuyện với nhau không? Hay họ đang dán mắt vào bàn làm việc với tư thế cúi đầu?

3. Quan sát phong cách giao tiếp

Đừng bỏ qua hành vi thiếu chuyên nghiệp hoặc thô lỗ, chẳng hạn như email không được phản hồi trong một thời gian dài (hoặc khi nhận được email phản hồi mà không có bất kỳ lời xin lỗi nào) hoặc liên tục làm gián đoạn trong cuộc phỏng vấn.

4. Đặt câu hỏi về hành vi

Một vài ví dụ như:

– Anh/chị mô tả phong cách quản lý của mình như thế nào?

– Anh/chị đã từng xử lý một nhân viên kém hiệu quả như thế nào trong quá khứ?

– Anh/chị đã khen thưởng thành tích xuất sắc và sự chăm chỉ của nhân viên như thế nào?

Các nhà quản lý tuyển dụng luôn hỏi một loạt các câu hỏi phỏng vấn về hành vi để biết bạn sẽ là nhân viên như thế nào. Và bạn cũng nên làm như vậy khi được yêu cầu đặt câu hỏi cho các nhà tuyển dụng.

JT O’Donnell là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Work It Daily, một nền tảng trực tuyến chuyên giúp mọi người giải quyết những vấn đề lớn nhất trong sự nghiệp của họ. Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nhân tài và huấn luyện nghề nghiệp.

Theo CNBC


Anh Thơ

Kinh doanh & Phát triển

Tin liên quan