Càng bình thường càng phải nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn, nhưng bằng cách nào?

Trong thực tế cuộc sống, rất nhiều người ngày nay đang rơi vào vòng xoáy của vòng tuần hoàn “không tiền – làm việc mình không thích – việc không thích không kiếm được nhiều tiền – không có tiền”.

Nhưng bạn có phát hiện ra được rằng, trong cái vòng tuần hoàn này, ngoài “tiền”, còn một nhân tố khác là “thích” hay không? Làm chuyện mà mình hứng thú, bạn mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Cũng chính vì hứng thú, sở thích của mỗi người là không giống nhau, việc mà mỗi người giỏi cũng không giống nhau nên bạn mới thấy được một hiện tượng đó là “ngành nghề nào cũng có người kiếm được ra tiền”.

Vì vậy, muốn kiếm được nhiều tiền hơn, muốn tăng thu nhập, bước đầu tiên chính là phá cái vòng tuần hoàn này, và phương pháp hiệu quả nhất đó chính là: tìm ra hứng thú của bản thân và nghĩ cách biến nó thành tiền.

01
Làm sao để biến sở thích thành tiền

Tất nhiên không hề đơn giản.

Khi thảo luận về vấn đề “kiếm tiền” với một vài người bạn khác, phần lớn trong số họ đều nói, “tôi không có sở thích, phải làm sao”, “tan làm đã là 9h tối rồi, về nhà chỉ muốn ngủ một giấc, cuối tuần chỉ muốn ngủ nướng hoặc lướt điện thoại cho thư giãn, làm gì có sở thích gì” …

Tôi rất hiểu những khúc mắc này.

Nhịp sống hiện đại rất nhanh, chúng ta khi ra xã hội làm việc, công việc trở nên bận rộn, thậm chí là cả tăng ca, khó khăn lắm mới có chút thời gian nghỉ ngơi, chỉ muốn ngồi ngây ra hoặc đi ngủ. Đọc sách ư? Đợi rảnh rồi tính.

Tình yêu cuộc sống của chúng ta được xây dựng trên cơ sở chúng ta có đủ thời gian và năng lượng để kiểm soát cuộc sống của mình. Nói thật là cả ngày đi làm cũng đủ mệt lắm rồi, còn đâu mà nhàn hạ ngồi nghĩ xem sở thích là gì, kiếm tiền ra sao.

Nhưng bạn đoán xem, khi bạn chỉ tập trung vào “bản thân công việc” chứ không phải “sự tiến bộ”, không chịu bồi dưỡng phát triển thêm cho bản thân, một khi môi trường xảy ra thay đổi, thu nhập của bạn ngay lập tức sẽ bị ảnh hưởng.

Đặt hết tâm tư vào “công việc”, không dành ra thời gian đi nâng cao bản thân, cuối cùng bị bỏ rơi một cách vô tình. Lúc này đừng có nói là tăng thu nhập, đến bát cơm có khi cũng không thể giữ nổi.

Càng bình thường càng phải nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn, nhưng bằng cách nào? - Ảnh 1.

Bước 1: Tìm ra sở thích

Nếu bạn hiện tại không có sở thích gì, vậy thì hãy dành thời gian ra để đi tìm.

Đáng tiếc là hiện tại có quá nhiều người vì bận rộn công việc là trở nên tê liệt, không còn nhiệt huyết với cuộc sống chứ đừng nói tới sở thích.

Tôi biết là rất khó, nhưng tôi muốn nói với bạn, nếu bạn muốn kiếm tiền, bạn nhất định phải phá bỏ cái vòng tuần hoàn “không tiền – làm việc không thích – việc không thích không kiếm ra tiền – không tiền” này, bạn phải tỉnh táo và sốc lại tinh thần đi tìm cho mình một việc mà mình hứng thú.

Chỉ cần bạn luôn giữ cho mình một trái tim tò mò với thế giới, kiểu gì rồi bạn cũng sẽ tìm ra được một việc khiến mình thích thú. Và phương pháp duy nhất để tìm ra nó chính là đi thử.

Nhưng nếu bạn nói là mình không có thời gian đi tìm thì sao?

Tôi có hai gợi ý dành cho bạn.

Nếu bạn đã có một số tiền tiết kiệm nhất định trong tay, và không muốn tiếp tục phát triển trong ngành mà mình đang làm nữa, bạn có thể nghỉ một khoảng thời gian, coi như là cho phép bản thân nghỉ một kì nghỉ dài sau những năm tháng làm việc vất vả, giai đoạn này bạn có thể tiêu số tiền mà mình tiết kiệm, đồng thời đi tìm thứ mà mình yêu thích, mình muốn làm.

Còn nếu bạn đang không có nhiều tiền, nghỉ việc sẽ tăng thêm áp lực, vậy thì bạn bắt buộc phải chịu khó tìm sở thích của mình trong những khoảng thời gian rảnh rỗi. Tất nhiên là sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn quyết tâm, nếu bạn không muốn ngày nào cũng phải tăng ca đến tối muộn với công việc mà mình không hứng thú rồi vác cái thân xác rệu rạo về nhà cả đời như vậy, hãy xốc lại tinh thần, quyết tâm làm lớn một lần, bởi nó có thể sẽ khiến cuộc đời của bạn bước sang một trang mới.

Càng bình thường càng phải nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn, nhưng bằng cách nào? - Ảnh 2.

Bước 2: Bán giá trị của sở thích cho những người cần nó

Nói về việc “kiếm tiền”, có 5 nhân tố quan trọng, lần lượt là năng lực, sức lực, sức ảnh hưởng, tự đánh giá và sáng tạo.

“Năng lực” có nghĩa là liệu bạn có thể trở thành một người chuyên nghiệp trong ngành hay không, không nhất thiết phải là giỏi nhất, chỉ cần hơn nhiều người là được.

“Sức lực” là sự nhiệt huyết, tinh thần quyết tâm muốn thay đổi, muốn và sẵn sàng nỗ lực vì tương lai.

“Sức ảnh hưởng” chính là để người khác biết rằng bạn là người am hiểu trong lĩnh vực này, để họ trả tiền mua dịch vụ của bạn hoặc sẵn sàng học tập bạn.

“Tự đánh giá” là một vài những nhận thức của bạn về năng lực, sự tự tin và định vị của bản thân.

“Sáng tạo” là yếu tố làm cho dịch vụ, sản phẩm của bạn khác biệt với những người khác và liệu bạn có dễ tiếp thu những điều mới mẻ hay không.

Trong thời đại Internet di động như hiện nay, việc gia tăng ảnh hưởng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bất kể sở thích của bạn là gì, chỉ cần ai đó thích việc bạn làm, bạn sẽ thu hút được những người có cùng tần suất trở thành fan của mình. Bạn có thể trở thành một Blogger bằng cách chia sẻ sở thích của mình trên bất kỳ nền tảng nào, sau đó tìm ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể cung cấp được và bán chúng cho người khác.

Ví dụ sở thích của bạn là công việc, bạn là một người nghiện công việc. Vậy thì, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm làm việc của mình với một nhóm nào đó, trở thành một Blogger công sở chẳng hạn. Tiếp theo, khi đã có một sự tích lũy nhất định, sẽ có các buổi đào tạo nội bộ của công ty hay những nền tảng kiến ​​thức trả phí nào đó mời bạn tới giảng trong các khóa học của họ. Dần dần, bạn có thể tìm thêm những giáo viên có kinh nghiệm như bạn và cùng nhau thành lập “Học viện công sở” chẳng hạn…

Lợi thế lớn nhất của ảnh hưởng là nó có thể tổng hợp các nguồn lực, khi những người khác biết rằng bạn đang làm tốt hơn, những người có nhu cầu sẽ chủ động tìm đến bạn để mua sản phẩm và dịch vụ của bạn, bạn thậm chí còn chẳng cần phải tích cực quảng bá chúng.

Càng bình thường càng phải nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn, nhưng bằng cách nào? - Ảnh 3.

02
Hai lời khuyên về việc cải thiện thu nhập

1. Cho bản thân chút thời gian và sự nhẫn nại, chấp nhận một sự thật rằng học hành cần quá trình

Có một người nói với tôi rằng bạn ấy muốn trở thành một lập trình viên, nhưng học lập trình 1 tháng trời rồi mà vẫn không biết gì, bạn ấy thấy mình ngốc nghếch, nghĩ là có học tiếp cũng không có hi vọng.

Cá nhân tôi cho rằng ngoài kiểu học và thi để đối phó ra thì học hành một cách có hệ thống, bài bản về một chuyên môn nào đó không bao giờ là nhanh cả.

Ví dụ, tôi học múa ba lê hơn 1 năm, tốc độ tiến bộ cực kì chậm. Nhưng dạo gần đây đổi sang giáo viên mới, chỉ 1 tháng thôi cũng có thể vượt qua trình độ 1 năm tập trước đó.

Cô giáo trước đó của tôi là một giáo viên giỏi, nhưng ngay khi trọng tâm của tôi không ổn định, độ mềm dẻo cũng chưa đủ cô đã dạy tôi những động tác kĩ thuật quá chuyên môn khiến tôi bị thương ở chân. Lúc nhảy cũng cứ cứng đơ, không có cảm giác phiêu cùng âm nhạc. Cô nhảy rất đẹp nhưng tôi lại chẳng thể bắt chước được, khi ấy tôi luôn nghĩ là chắc do mình không có năng khiếu.

Trong khi cô giáo mới khi dạy, dù trước đó tôi cũng đã từng học 1 năm, nhưng cô vẫn dạy tôi từ những thứ cơ bản nhất. Từ tư thế đứng cơ bản nhất, động tác tay cơ bản nhất, rồi tới những động tác nhỏ, những chi tiết cơ bản; cô dạy tôi cách đẩy lực, dạy tôi làm sao để không bị thương trong quá trình tập, cách dùng lực ra sao… Mới chỉ học hơn 1 tháng nhưng rõ ràng là tôi thấy mình “chuyên nghiệp” và “cảm thụ” tốt hơn rất nhiều.

Điều tôi muốn nói với mọi người đó là, nếu mới làm cái gì mà bạn cứ vội vã, muốn vừa học là phải biết được nhiều thứ trình độ cao ngay, vậy thì bạn có thể sẽ giống tôi, dù có học 1 năm rồi cũng sẽ khó mà thu hoạch được cái gì; nhưng nếu bạn tĩnh lặng, bình tĩnh, thong thả, cho bản thân chút thời gian, cố gắng học thạo từ những thứ cơ bản nhất, không mang trong mình tư tưởng “mới học là phải thành ngay”, vậy thì sự tiến bộ của bạn sẽ có thể vượt qua ngoài tưởng tượng của bạn.

Càng bình thường càng phải nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn, nhưng bằng cách nào? - Ảnh 4.

2. Tập trung vào chính mình

Trong quá trình kiếm tiền, sẽ có rất nhiều thứ quấy nhiễu bạn, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, bạn sẽ chán nản, sẽ muốn từ bỏ. Bạn muốn làm Youtuber, bạn thấy người khác nổi tiếng hơn mình dù có thể không xuất sắc bằng mình, bạn sẽ thấy lo lắng, thậm chí là muốn từ bỏ…

Nhưng đừng vội vã, điều quan trọng nhất khi làm một điều gì đó chính là đừng so sánh mình với người khác, tư chất của mỗi người là khác nhau, họ có thể nhanh hơn bạn ở giai đoạn đầu, nhưng ai biết giai đoạn sau ai mới là người ổn định hơn.

Chỉ cần bạn hiểu rõ cái mà mình đang làm thì “vàng ở đâu rồi cũng sẽ phát sáng” cả thôi!

Dù có làm cái gì cũng tuyệt đối ghi nhớ “đừng vội vàng, đừng vội vàng”, cứ từ từ rồi bạn sẽ có được đáp án tốt nhất.


Alexx

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan