Cần tính toán và đánh giá tác động của luật tới đời sống xã hội

ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (TP HCM). Ảnh: Nguyễn Việt

ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (TP HCM). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Khuê đánh giá rất cao báo cáo thẩm định của các Ủy ban của Quốc hội đối với từng dự án luật tại kỳ họp lần này. Ở kỳ họp lần này có một số dự luật được chuẩn bị trình ra Quốc hội là cần thiết. Những ngày đầu kỳ họp Quốc hội có ứng dụng công nghệ mới cho nên tài liệu cung cấp cho các đại biểu chưa được kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề này đã sớm được khắc phục tốt hơn, đáp ứng cho đại biểu tiếp cận ngay và có sự nghiên cứu sâu tài liệu, để chuẩn bị tham gia phát biểu tại nghị trường.

Ngoài ra, có một số dự án luật đưa ra được đại biểu phát biểu rất sôi nổi. Đặc biệt, cần tính toán và đánh giá tới tác động của luật tới đời sống xã hội. Ví dụ, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hay dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)… là những dự án luật có sự tác động đến xã hội rất lớn. Do đó, các đại biểu rất “phân vân” để làm sao đánh giá, phản ánh được những biểu hiện trong cuộc sống, để những điều khoản của luật tiệm cận sát hơn, có tính khả thi cao, tạo sự đồng thuận về mặt xã hội.

Tuy nhiên, ông Khuê cho rằng, có những lúc ban soạn thảo còn “cập rập” về thời gian, do đó khiến cho bản thẩm định có đôi chỗ chưa được sâu. Do đó, có nhiều đoàn ĐBQH, trong đó có đoàn TP HCM cũng rất phân vân. Ví dụ, đồng tình cao về việc xem xét, đánh giá kinh tế cho những vùng khó khăn, nhưng vấn đề xem xét tạm thu hoặc không thu đối với vấn đề tài nguyên như nước thì cần phải được “mổ xẻ” thấu đáo, để làm sao trong điều hành và thực thi luật của Quốc hội được kịp thời, đảm bảo tính pháp lý trong thực tế cuộc sống. “Như vậy sẽ thể hiện tính quản lý cao, đồng thời chặt chẽ và ngăn ngừa việc lạm dụng, lợi dụng những kẽ hở trong quản lý”, ông Khuê bày tỏ.

 

 

Nguyễn Việt

Tin liên quan