Cách nào để doanh nghiệp bất động sản tự cứu mình?

Tại tọa đàm: “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023”, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, thị trường bất động sản và câu chuyện dòng tiền có mối liên quan rất chặt chẽ. Bất động sản gắn rất chặt với thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngân hàng. 

Khơi thông "dòng tiền" cho doanh nghiệp bất động sản 1
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho thị trường, cơ chế chính sách của Nhà nước là hết sức quan trọng. Chính phủ cần sớm có giải pháp để thúc đẩy hai thị trường này cùng phát triển, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhưng cũng tránh những đổ vỡ cho lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Theo ông Thành, thị trường tài chính, thị trường vốn, trái phiếu tại Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á nói chung chưa thật phát triển. Các nước, trong đó có Việt Nam phần lớn vẫn dựa vào vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. 

Trong khi đó, bản chất của các ngân hàng cơ bản nhất vẫn là cho vay ngắn hạn, nhưng đối với bất động sản là cho vay trung và dài hạn. Cho nên, để phát triển, đa dạng hóa thị trường này là cả một câu chuyện lớn. Bên cạnh phát triển các thị trường vốn, thị trường tín dụng thì các định chế tài chính khác nhau như các loại hình quỹ phát triển, quỹ đầu tư cũng rất cần thiết.

“Gắn với câu chuyện này đòi hỏi sự giám sát, minh bạch thông tin. Nếu chúng ta không phát hiện ra những vấn đề nhen nhóm, thì sau này nó tích đọng lại, đặc biệt là vấn đề nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng. Khi đó cách xử lý, chi phí xử lý vô cùng tốn kém, vô cùng lớn và sự can thiệp của Nhà nước càng phải lớn nhiều nữa”, ông Thành nhận định.

Theo vị chuyên gia này, Chính phủ cần sớm xử lý vấn đề pháp lý để mối quan hệ giữa các định chế tài chính, các ngân hàng với các doanh nghiệp bất động sản trở về trạng thái dòng tiền dịch chuyển bình thường.

Thứ nhất là tháo gỡ khó khăn để dòng tín dụng, đảm bảo dòng vốn tiếp tục vào các dự án tốt, pháp lý hoàn chỉnh. Thứ hai là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục phát hành được trái phiếu, đảo nợ và có dòng tiền để triển khai dự án.

Thứ ba là chuyển dịch chính sách để hướng các doanh nghiệp tập trung phát triển dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thật, nhà ở thương mại giá phải chăng, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội.

“Trong giai đoạn khó khăn này, việc vận hành trở lại thị trường là rất quan trọng nhưng đồng thời cũng nhìn nhận tổng thể để có công cuộc cải cách với cả thị trường. Trong đó, việc tái cấu trúc, cải tổ thị trường từ cấp vĩ mô (cấp chính sách), cho đến cấp vi mô (cấp doanh nghiệp) để thị trường bật dậy là rất quan trọng, ông Thành nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Hùng cũng cho rằng, bên cạnh việc chờ đợi sự tháo gỡ khó khăn từ chính phủ, các doanh nghiệp bất động sản cũng cần hành động quyết liệt để tự tháo gỡ khó khăn cho chính mình. 

Theo đó, doanh nghiệp cần sớm tái cơ cấu, tập trung đầu tư các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực của thị trường để có thanh khoản, có dòng tiền duy trì hoạt động. Minh chứng là thời gian vừa qua, không phải các ngân hàng không cho vay tín dụng mà tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến những dự án đầy đủ tính pháp lý, có khả năng thanh khoản. 

“Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại phát triển các dòng sản phẩm cao cấp và đưa ra mức giá bán quá cao. Với các dự án như vậy, sẽ rất khó tiếp cận được vốn. Giá cao như vậy, ngân hàng cũng không dám cho vay khi khó nhìn thấy khả năng thanh khoản”, ông Hùng nhấn mạnh. 

Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, doanh nghiệp cần phải nâng cao trách nhiệm cùng tham gia với nhà nước, cùng với khách hàng, trái chủ để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. 

Đơn cử như trước bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp có thể giảm kỳ vọng lợi nhuận, giảm giá bán 45 – 50%, chiết khấu sâu cho khách hàng để dự án có thanh khoản. Bên cạnh đó, với các dự án không phù hợp, không đủ sức đầu tư tiếp, doanh nghiệp có thể chuyển nhượng, tái cơ cấu, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, lựa chọn hướng phát triển đúng đắn để sớm vượt qua khó khăn. 

Tin liên quan