Bộ GTVT ‘bật đèn xanh’ với phương án chia tách Dự án BOT cao tốc Vân Đồn – Móng Cái

hi công những hạng mục đầu tiên của Dự án BOT cao tốc Móng Cái - Vân Đồn.

hi công những hạng mục đầu tiên của Dự án BOT cao tốc Móng Cái – Vân Đồn.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ liên quan đến việc điều chỉnh Dự án BOT đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Bộ GTVT nhận thấy đề xuất tách Dự án BOT cao tốc Vân Đồn thành 2 dự án độc lập là cần thiết để bảo đảm phương án tài chính của Dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư sớm đưa dự án vào khai thác.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, tiến độ triển khai Dự án gặp khó khăn trong quá trình thẩm định vay vốn do thay đổi yếu tố đầu vào (trước đây dự kiến Vân Đồn trở thành đặc khu kinh tế, lưu lượng xe lớn nhưng hiện nay chỉ được phê duyệt là khu kinh tế nên phương án tài chính thay đổi), điều chỉnh cơ chế lãi suất theo Thông tư số 88/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính dự án, ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để tháo gỡ khó khăn cho dự án, UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất tách dự án thành 2 dự án độc lập, gồm: Dự án đường cao tốc Tiên Yên – Móng Cái đầu tư theo hình thức PPP chiều dài 63,26 km, tổng vốn đầu tư 9.032 tỷ đồng; Dự án cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên, chiều dài là 16,08 km, thực hiện theo đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 3.667 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Dự án BOT cao tốc Vân Đồn – Quảng Ninh được Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để huy động vốn và triển khai đầu tư đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Dự án và ký hợp đồng số 189.18/2018/HĐ-BOT ngày 18/9/2018 với Nhà đầu tư. Cho đến thời điểm hiện nay, nhà đầu tư triển khai thực hiện một số nội dung như công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật, dọn dẹp mặt bàng, làm đường công vụ … với tổng giá trị khối lượng thực hiện khoảng 266 tỷ đồng. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, tiến độ triển khai gặp khó khăn trong quá trình thẩm định vay vốn do thay đổi yếu tố đầu vào (trước đây dự kiến Vân Đồn trở thành đặc khu kinh tế, lưu lượng xe lớn nhưng hiện nay chỉ được phê duyệt là khu kinh tế nên phương án tài chính thay đổi), điều chỉnh cơ chế lãi suất theo Thông tư số 88/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính dự án, ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để tháo gỡ khó khăn cho dự án, UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất tách dự án thành 2 dự án độc lập, gồm: Dự án đường cao tốc Tiên Yên – Móng Cái đầu tư theo hình thức PPP chiều dài 63,26 km, tổng vốn đầu tư 9.032 tỷ đồng; Dự án cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên, chiều dài là 16,08 km, thực hiện theo đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 3.667 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Do việc điều chỉnh dự án sẽ dẫn đến sự thay đổi về quy mô đầu tư, tổng vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư nên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh rà soát bảo đảm việc chia tách dự án thành phần có thể được khai thác độc lập và thực hiện điều chỉnh hợp đồng dự án PPP, đảm bảo trình tự, thủ tục điều chỉnh hợp đồng dự án tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, ngân sách nhà nước, đầu tư công, các pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm toàn diện, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư.

Bộ GTVT cho rằng UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất sử dụng ngân sách địa phương 3.667 tỷ đồng để đầu tư dự án đường cao tốc đoạn Vân Đồn – Tiên Yên theo hình thức đầu tư công để bảo đảm tính liên tục trong khai thác các đoạn tuyến Hạ long – Vân Đồn, Vân Đồn – Tiên Yên và Tiên Yên – Móng Cái là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, HĐND tỉnh Quảng Ninh chưa có ý kiến chấp thuận về sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện Dự án.

“Vì vậy, trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chia tách dự án, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai các thủ tục điều chỉnh dự án tuân thủ theo pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.

Tin liên quan