Bí quyết thành công của “ông hoàng livestream Trung Quốc”, chỉ 4 chữ: NGHE – NHÌN – HỎI – ĐỌC

Trước khi nổi tiếng, Lý Giai Kì chỉ là một nhân viên giới thiệu sản phẩm bình thường của L’Oréal, nói về điều kiện cá nhân, cũng không có gì quá gọi là ưu thế.

Dần dần sau này, chỉ cần là mỹ phẩm mà Lý Giai Kì review, ngay sau đó lập tức sẽ trở thành sản phẩm hot.

Có những mỹ phẩm, chỉ cần gắn thêm tên Lý Giai Kì ở bên cạnh, lập tức sẽ bán rất chạy.

Thậm chí khi bán hàng trực tuyến trên Taobao, Lý Giai Kì cũng hoàn toàn đánh bại Jack Ma.

Vì sao Lý Giai Kì có thể nổi tiếng tới như vậy? Anh rốt cuộc đã có mánh khóe bán hàng nào?

Trong những livestream bán hàng của Lý Giai Kì, ngoài câu cửa miệng “Oh my god” đi vào lòng người ra, câu mời chào “mua mua mua” thúc giục lòng người, thì còn có câu nói “Giờ mà không mua ở livestream, sau này chắc phải còn lâu mới mua được” khiến người xem khó lòng mà cưỡng lại.

Những trò chơi, những câu nói đắt giá, trao đổi khéo léo, tất cả khiến quá trình livestream trở nên vô cùng thú vị và giải trí.

Thành công của Lý Giai Kì, ngoài khả năng giới thiệu sản phẩm vanh vách của mình ra thì điều quan trọng hơn là khả năng nắm bắt tâm lý nhuần nhuyễn, nhất cử nhất động có thể làm hài lòng được nhu cầu tâm lý của người tiêu dùng, đánh thẳng vào tâm lý mua hàng của người xem.

Bí quyết thành công của Lý Giai Kì nằm ở chỗ anh ấy biết “đọc lòng người.”

Một nhà báo người Hong Kong từng nói: “Nhìn người là bản lĩnh, là kinh nghiệm cần phải được tích lũy.”

Vậy làm thế nào để có được bản lĩnh “nhìn người” hay “đọc lòng người”?

Tác giả, nhà tư vấn tâm lý người Trung Quốc, Lư Văn Kiện, trải qua nhiều năm nghiên cứu đã tổng kết ra được “thuật nhìn người” bách phát bách trúng, và đúc kết nó vào cuốn sách mang tên “Bản lĩnh nhìn người”, cuốn sách nêu ra rất chi tiết những phương pháp và kĩ năng giúp đọc vị lòng người, và nó được gói gọn chỉ trong 4 chữ.

Bí quyết thành công của ông hoàng livestream Trung Quốc, chỉ 4 chữ: nghe, nhìn, hỏi, đọc - Ảnh 1.

Lý Giai Kì, ông hoàng livestream của Trung Quốc

01

Nghe

Là một công cụ giao tiếp của con người, ngôn ngữ có một hệ thống vận hành phức tạp.

Ví dụ, độ mạnh yếu của giọng nói, độ cao thấp của ngữ điệu, độ nhanh chậm của nhịp điệu, các thao tác khác nhau cho thấy các trạng thái tinh thần khác nhau.

Con người sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc và giao tiếp với người khác.

“Nói” thì ai cũng biết, nhưng “nghe” lại không đơn giản như vậy.

Vốn dĩ “ngôn do tâm sinh”, nhưng chúng ta nhiều khi lại “nghĩ một đằng, nói một nẻo”.

Trong công việc, tôi từng gặp được một ứng viên tưởng chừng như vô cùng “hoàn hảo”, nhưng kết quả lại không được như ý muốn.

Trong quá trình phỏng vấn, về phương diện kế hoạch cá nhân cũng như kinh nghiệm làm việc, các anh ấy nói khiến người khác cảm thấy anh ấy rất có ưu thế.

Cách trả lời câu hỏi của người phỏng vấn cũng vô cùng trôi chảy.

Bạn đầu tôi đã nghĩ mình tìm được đúng người, trong lòng mừng thầm.

Sau đó, khi hỏi vào chi tiết, cách mà ứng viên ấy miêu tả một cách vô cùng sinh động ngược lại khiến tôi cảm thấy là lạ.

Bởi lẽ trên thực tế, dù có đích thân làm nhiều chuyện thì ta cũng rất ít khi để ý vào chi tiết, thậm chí sau một thời gian, chúng ta cũng hoàn toàn có thể quên đi một vài chi tiết nào đó.

Nếu không phải cố tình hoặc là trí nhớ phi phàm, làm gì có chuyện nói vanh vách từng chi tiết tới như vậy?

Sau này, tôi cũng có đi tìm hiểu, quả nhiên suy đoán của tôi không hề sai, mọi kinh nghiệm việc làm cũng như kinh nghiệm trong các dự án của anh ta đều là hư cấu, không hề có thật.

Những lời nói dối ngọt ngào và hoàn mỹ, suy cho cùng vẫn sẽ bị bóc trần.

Tác gia Lư Văn Kiện nói:

“Nghe”, là phải nghe có chọn lọc, người ta nói gì không quan trọng, quan trọng là cách mà họ nói.

“Nghe”, phải nghe lỗi diễn đạt, nghe cảm xúc, nghe sự lặp lại, nghe tốc độ, nghe tiểu tiết, nghe cách dùng từ.

Dùng cái tai để nghe, dùng “thuật đọc tâm” để phán đoán, mọi lời nói dối đều sẽ được bóc trần.

Bí quyết thành công của ông hoàng livestream Trung Quốc, chỉ 4 chữ: nghe, nhìn, hỏi, đọc - Ảnh 2.

02

Nhìn

Các cụ bảo, nghe lời nói, nhưng càng phải quan sát hàng động.

Hành vi của một người ẩn chứa rất nhiều thông tin và manh mối.

Chúng ta trong giao tiếp với người khác thường sẽ dùng tới một lượng lớn ngôn ngữ cơ thể.

Chúng ta thường dùng các ngôn ngữ cơ thể phổ biến chẳng hạn như lắc đầu, giơ ngón tay cái lên, nhún vai, mở lòng bàn tay… để thể hiện cảm xúc nào đó của bản thân.

Nhưng có những ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm rất nhỏ bé rất khó để nhân biết vì thời gian dùng khá ít và nó mang nhiều tính che dấu.

Cuốn “Bản lĩnh nhìn người” nói với chúng ta rằng, để tránh được những lời nói dối, cũng như bảo vệ lợi ích của bản thân tốt hơn, chúng ta có thể nhận nhận biết qua 3 điểm mấu chốt: lỗi ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và động tác thừa (động tác nhỏ nhặt).

Hành động khác thường ắt có chuyện khuất tất, những lỗi ngôn ngữ cơ thể như hành động không hoàn chỉnh, dứt khoát hay có những động tác tương phản, sự bối rối hoặc khác lạ trên cơ mặt, quá nhiều động tác thừa không cần thiết, tất cả đều là dấu hiệu nhận biết cho thấy ai đó đang nói dối, và là mấu chốt để nhìn thấu lòng người.

Tất nhiên, đối với những lời nói mang thiện chí thì “giả vờ hồ đồ” cũng không phải là không được.

Bởi lẽ, “đọc tâm” không phải là để kiểm soát, mà là để giao tiếp với người khác một cách đúng mực và hòa đồng hơn.

Bí quyết thành công của ông hoàng livestream Trung Quốc, chỉ 4 chữ: nghe, nhìn, hỏi, đọc - Ảnh 3.

03

Hỏi

Nếu “nghe” và “nhìn” là cách tiếp nhận thông tin bị động, vậy thì “hỏi” lại là sự chủ động xuất kích.

Rất nhiều khi, những gì mà chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã phải là thực, vì vậy, cần tới những “câu hỏi mang tính kiểm tra” để bóc trần lời nói dối, phân biệt thật giả.

Tác giả của cuốn “Bản lĩnh nhìn người” cho rằng “nếu muốn một người cho ra phản ứng mang tính kích động, dùng cho tốt những kích thích hiệu quả là điều không thể thiếu.”

Trong một tình huống thoải mái dễ chịu, cố ý hỏi những câu hỏi mà mình đã sớm có đáp án, đây chính là những “câu hỏi mang tính kiểm tra”, nhân cơ hội này, quan sát nét mặt của người trả lời và dáng vẻ của họ khi nói thật.

Chẳng hạn, khi bạn mua một chiếc máy tính nhưng lại không biết hãng nào là tốt, có thể lên mạng hoặc hỏi bạn bè tìm hiểu trước.

Rồi sau đó ra cửa hàng máy tính, nói với người bán hàng: “Nghe bạn bè giới thiệu thì tỷ lệ giá/hiệu suất ở đây khá cao.”

Đưa ra một câu hỏi đã chuẩn bị trước, đây phải là một câu hỏi mơ hồ, sau đó lắng nghe câu trả lời của người bán hàng, đồng thời quan sát những biểu hiện nhỏ của họ.

Nếu chủ cửa hàng không ngần ngại mà đáp, “đúng vậy, không sai”, vậy thì mỗi một câu nói sau đó của họ bạn đều cần phải để tâm, bạn có thể gặp phải một người bán hàng không thành thật.

Bản chất của “câu hỏi mang tính kiểm tra” là dùng lời nói dối này để “đổi lấy” một lời nói dối khác.

Khi bạn thử dùng một lời nói dối để ứng đối với lời nói dối của người khác, mỗi một câu nói sau đó của bạn đều sẽ phải dùng những lời nói dối khác để làm vẹn toàn lời nói dối ban đầu, cứ như vậy, cuối cùng thì bộ mặt thật cũng sẽ hiện ra, bởi lẽ lời nói dối nào cũng sẽ có sơ hở, và không ai có thể diễn mãi được cả.

Bí quyết thành công của ông hoàng livestream Trung Quốc, chỉ 4 chữ: nghe, nhìn, hỏi, đọc - Ảnh 4.

04

Đọc

Thám tử lừng danh Conan luôn rất giỏi trong việc dò ra những manh mối mà người thường không thể nhận ra, tất cả là bởi anh ấy có một “khả năng quan sát” vô cùng tuyệt vời và tỉ mỉ.

Vậy thì, làm sao để nâng cao “khả năng quan sát”?

Cuốn “Bản lĩnh nhìn người” cho rằng, “khả năng quan sát” chính là cốt lõi của “thuật đọc tâm”, nó có thể được hình thành thông qua rèn luyện tư duy logic, suy luận sâu sắc.

Trong thực tế cụ thể, có thể tham khảo những phương pháp sau:

Tận dụng thuật “đọc lạnh” (một tập hợp các kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà tâm lý học, một kĩ sảo cho đối phương tin rằng “tôi biết chuyện của bạn”) để thắng được sự tín nhiệm của người lạ.

Thông qua các ngôn ngữ cơ thể và những biểu cảm nhỏ để nhìn thấu nhu cầu tâm lý của đối phương.

Thông qua “nghe” và “hỏi” để học cách nhận biết những lời nói dối thay vì bị “mê hoặc”.

Bản chất của “thuật đọc tâm” là một phương thức ngôn ngữ cho phép chúng ta tương tác qua lại với người khác, học cách đứng từ lập trường của đối phương để nhìn nhận và suy nghĩ vấn đề, thay vì tự nói và tự thỏa mãn trong tương tác với người khác.

Nơi làm việc như vậy, cuộc sống cũng như vậy.

Đọc tâm, đọc hiểu người khác, cũng là để nhìn thấy được một bản thân không hoàn mỹ.

Đọc tâm, không phải là để kiểm soát người khác, mà là để gặp được một bản thân tốt hơn.


Như Nguyễn

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan