Ăn đồ ăn “quá đát” có sao không?

Trứng có thể dùng được từ 3-5 tuần sau khi mua, mặc dù “hạn sử dụng” lại sớm hơn khá nhiều. 

Một hộp pho mai có dán tem “hạn sử dụng 3/2013” vẫn có thể dùng tốt vào tháng 3/2014.

Vậy làm thế nào để nhận biết đồ ăn quá hạn sử dụng vẫn còn dùng được?

Jena Roberts, phó chủ tịch phát triển kinh doanh hãng kiểm thử thực phẩm National Food Lab cho biết: “Đây là một chủ đề gây nhiều nhầm lẫn, sự khác nhau giữa chất lượng thực phẩm và độ an toàn thực phẩm. Ngay cả trong ngành công nghiệp thực phẩm, có nhiều đồng nghiệp của tôi không phải là các nhà vi trùng học, cũng bị nhầm lẫn”.

Thực tế, nhiều người cho rằng những thực phẩm “quá đát” sẽ gây hại tới sức khỏe và ngay lập tức ném chúng vào thùng rác. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy bởi không ít người, thậm chí trong chính chúng ta, có cách hiểu chưa đúng về các quy tắc của hạn sử dụng dẫn đến trường hợp lãng phí thực phẩm.

Ở một số loại thực phẩm, mốc thời gian được in trên bao bì chỉ trạng thái sản phẩm tươi ngon nhất, tốt hơn hết là nên sử dụng sản phẩm trước thời hạn đó. Sau mốc thời gian này, thực phẩm không hỏng, vẫn có thể ăn, uống được dù không còn chất lượng tốt nhất. Trong trường hợp này, vứt đi chính là một sự lãng phí. 

Ăn đồ ăn quá đát có sao không? - Ảnh 1.

“Chúng tôi đồng ý với việc đề ngày chỉ rõ sự tươi ngon hay chất lượng của thực phẩm, song chúng phải được giải thích rõ ràng với người tiêu dùng và họ hiểu rõ những ngày đó nghĩa là gì. Cần có một ngày chuẩn và giải thích rõ ngày đó nghĩa là gì. Đó là về chất lượng, chứ không phải độ an toàn. Người dùng có thể tự quyết định về việc chất lượng thực phẩm có còn chấp nhận được không”, ông Emily Broad Leib, giám đốc Khoa Chính sách, Luật thực phẩm của Trường Đại học Luật Harvard nói.

Vậy ngày ghi trên bao bì thực phẩm này có ý nghĩa gì?

Use-by date (UB): dùng cho những sản phẩm tươi sống dễ hư hỏng như sữa, cá, thịt… Người dùng nên sử dụng sản phẩm trước ngày này, nếu không sản phẩm sau đó sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, nán những sản phẩm quá hạn UB thuộc nhóm hành vi phạm pháp.

Best-before date (BB): dùng cho những sản phẩm đóng hộp hay đồ khô. Ngày ghi trên đây cho biết thời điểm sản phẩm còn tươi ngon nhất. Còn sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần. Nếu bán đồ quá hạn sử dụng này thì vẫn không bị tính là phạm luật.

Sell-by date, Display-by date: dùng để khuyến cáo các nhà bán lẻ chứ không phải là thông tin dành cho khách hàng. Ngày này giúp nhà sản xuất đo lường mức độ tiêu thụ sản phẩm, hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Ăn đồ ăn quá đát có sao không? - Ảnh 2.

Hạn sử dụng “sinh ra” để đảm bảo nhà sản xuất không bị liên đới trách nhiệm nếu người dùng sử dụng hàng hết hạn. Nếu một thực phẩm có ngày hết hạn là 15 thì nó không hỏng ngay ngày 16. Nhà sản xuất luôn tính toán một khoảng thời gian đủ để đảm bảo thực phẩm an toàn cho đến ngày hết hạn, sau ngày đó họ không chịu trách nhiệm. Với một số loại thực phẩm đặc thù như các loại thịt (lợn, bò, gà, cá), bánh mì, bánh kem, các món nấu sẵn… biến đổi rất nhanh và dễ hỏng khi quá hạn sử dụng. Tốt nhất, bạn nên sớm vứt chúng vào thùng rác.


Lân Lan (Tổng hợp)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan