4 điều cần quan tâm khi mua nhà ở xã hội 2021

Để nhanh chóng sở hữu một nơi an cư với mức giá ‘mềm’, mua nhà ở xã hội 2021 quả thực là một gợi ý không tồi cho nhiều gia đình trẻ tại các thành phố lớn.

Dưới đây là 4 điều cần quan tâm khi mua nhà ở xã hội 2021, mời bạn cùng tham khảo cùng nền tảng kết nối bất động sản Homedy.

điều kiện mua nhà ở xã hội 2021

Điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 là gì? Ảnh minh họa

1. Đối tượng mua nhà ở xã hội 2021

Căn cứ theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ, chính thức từ ngày 1/4/2021, người dân chỉ được mua nhà ở xã hội khi đáp ứng các điều kiện và hồ sơ theo quy định. Theo đó, các điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 theo chính sách kèm giấy tờ chứng minh bao gồm:

  • Người có công với cách mạng: Nộp giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng có công với cách mạng, xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước.

  • Người thu nhập thấp, thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo tại khu vực đô thị: Nộp giấy xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 do UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài KCN: Xác nhận về đối tượng lao động trong và ngoài KCN do cơ quan nơi đang làm việc về đối tượng được mua nhà ở xã hội.

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND: Nộp giấy xác nhận mình thuộc đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 do cơ quan nơi đang làm việc cấp.

  • Cán bộ, công chức, viên chức: Nộp giấy xác nhận về đối tượng cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan nơi đang làm việc về đối tượng được mua nhà ở xã hội.

  • Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà thuộc diện được hưởng chính sách về nhà ở xã hội: Nộp giấy chứng minh đối tượng được thuê nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp.

  • Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.

  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở: Nộp bản sao kèm chứng thực để chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện).

2. Điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 mới nhất

Theo tìm hiểu của nền tảng kết nối bất động sản Homedy, Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng mua nhà ở xã hội trên cần đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:

Điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 số 1: Về nhà ở

Đối với điều kiện về nhà ở, Luật nhà ở quy định các đối tượng phải chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức sinh sống; chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi sinh sống, học tập. Hoặc, để đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 là người đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình song diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định 10 m2/người tại thời điểm mua nhà.

điều kiện mua nhà ở xã hội 2021

Nhà ở xã hội là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ người dân thu nhập thấp có điều kiện sở hữu nhà ở hợp pháp

Điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 số 2: Về cư trú

Người mua nhà ở xã hội phải đảm bảo có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội. Hoặc, đối với trường hợp không có đăng ký thường trú thì ít nhất phải có đăng ký tạm trú từ một năm tại đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội (trừ trường hợp HSSV các học viện, trường ĐH, CĐ, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập).

Điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 số 3: Về thu nhập

Đối với đối tượng gồm: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Nghĩa là, những đối tượng này phải đảm bảo có thu nhập hàng tháng dưới 11 triệu đồng và không quá 132 triệu đồng/năm, nếu không có người phụ thuộc. Những trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 

Với những đối tượng ngoài danh sách đã nêu trên thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.

>> XEM THÊM: Cập nhật mẫu 03 mua nhà ở xã hội chi tiết nhất

3. Hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội 2021

Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, kết hợp Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD. Khi đã đảm bảo đủ điều kiện mua nhà xã hội năm 2021, các đối tượng cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:

  • Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo mẫu số 01.

  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội 2021.

  • Giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh về điều kiện nhà ở.

  • Giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh về điều kiện cư trú.

  • Giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh về điều kiện thu nhập.

điều kiện mua nhà ở xã hội 2021

>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý quan trọng dành riêng cho người mua nhà ở xã hội

4. Thủ tục mua nhà ở xã hội 2021

Bước 1: Nộp hồ sơ. Theo đó, người có nhu cầu mua nhà ở xã hội phải nộp hồ sơ cho chủ đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Phía người nhận hồ sơ là đại diện CĐT phải ghi giấy biên nhận đầy đủ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì đại diện CĐT cần ghi rõ lý do chưa giải quyết và thông báo cho người nộp hồ sơ để nhanh chóng hoàn thiện và bổ sung giấy tờ.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu. CĐT dự án nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua theo thứ tự ưu tiên đến Sở Xây dựng trực thuộc xây dựng dự án để kiểm tra. Mục đích việc làm này là loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua được hỗ trợ nhiều lần.

Sau quá trình xem xét danh sách đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội 2021, Sở Xây dựng sẽ có thông báo đến CĐT. Thời gian thông báo là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách. Lúc này, CĐT có thể thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội là một trong những ưu đãi hấp dẫn của Nhà nước nhằm hỗ trợ người dân thu nhập thấp có điều kiện sở hữu nhà ở hợp pháp ở khu vực thành thị. Homedy mong rằng, với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về các điều kiện mua nhà ở xã hội 2021 và sớm sở hữu thành công căn nhà với nhiều ưu đãi này.

Mời bạn truy cập nền tảng kết nối bất động sản Homedy ngay hôm nay để đón đọc thêm nhiều tin tức mới nhất về mua bán nhà đất hơn nữa!

Theo Homedy Blog Tư vấn

Tin liên quan