3 điều mà người sở hữu sự nghiệp lừng lẫy, cuộc sống dễ dàng, vạn sự tự khắc tốt đẹp… chẳng bao giờ nói ra

Chúng ta hay nói “Khi ở một mình thì phải giữ được cái tâm, khi ở chốn tập thể thì phải coi chừng được cái miệng”. Thế nhưng cuộc sống này, lúc một mình thì ít, lúc lắm mình thì nhiều. Những người thông minh sẽ giữ tốt cái miệng của mình, những điều không nên nói tuyệt đối không để nó phát ra.

(01)
Thứ nhất, không chuyện ba hoa sau lưng người khác

Cuộc sống này không thiếu những kẻ rảnh rỗi sinh nông nổi, thích bon chen vào chuyện của người khác. Nhưng ở đời, sân si thì thường hay rước họa vào thân. Ví dụ như một cô nàng làm cùng công ty của tôi, chính vì tính thích buôn chuyện của nhà người khác mà lãnh hậu quả là đã bị đuổi việc.

Cô ấy là trợ lý của sếp, thường nghe được những quyết định, thông tin của công ty chưa được công bố ra ngoài. Một lần Sếp định điều chuyển vị trí công tác của một nhân viên, mặc dù quyết định chưa chính thức nhưng cô ta đã tiết lộ cho đồng chí kia, hơn nữa còn thêm thắt vào ý kiến cá nhân của mình. Kết quả, người nhân viên đó đã lên phòng sếp để lý lẽ, tranh luận một trận làm sếp cực kì mất mặt.

Cô này cũng thường hay nói xấu sau lưng sếp, đã bị nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không nghe, chứng nào vẫn hoàn tật nấy. Cuối cùng, sức chịu đựng của sếp đã vượt quá giới hạn và ông buộc phải cho cô ta nghỉ việc. Khi bị đuổi, cô ấy cảm thấy không cam tâm, bởi cô tự thấy bản thân không phạm phải lỗi lầm gì quá to tát. Tại sao lại có thể chỉ vì mấy câu nói mà mất việc được chứ? Thế nhưng chắc hẳn các bạn cũng biết cô ấy đã sai lầm một cách cực kỳ nghiêm trọng, bởi sai gì còn có thể sửa, chứ lời nói đã nói ra thì chẳng thể nào vãn hồi. Hậu quả tới từ lời nói đa phần là vô phương cứu chữa.

3 điều mà người sở hữu sự nghiệp lừng lẫy, cuộc sống dễ dàng, vạn sự tự khắc tốt đẹp... chẳng bao giờ nói ra - Ảnh 1.

(02)
Thứ hai, trước mặt người khác đừng nên nói lời tổn thương

Tôi đến nay vẫn còn nhớ mãi một câu mà chú tôi từng nói với tôi: “Cái đứa này, nhìn là biết không phải thứ ham học, đi học bao nhiêu năm mà một cặp kính cận cũng không có, chắc chắn là học hành không chăm chỉ!”. Từ ấy cho đến khi trưởng thành, chú nói với tôi không biết bao nhiêu câu, nhưng đó chính là câu nói duy nhất mà tôi nhớ.

Một lần đón năm mới, người thân trong gia đình ngồi quây quần ăn bữa cơm đoàn viên cuối năm ở nhà bà ngoại, người lớn bỗng nhiên bàn luận đến thành tích và biểu hiện của con trẻ ở trường. Chú đột nhiên chuyển trọng tâm câu chuyện sang tôi, chú hỏi “Thằng này đã được giấy khen chưa?”, tôi trả lời “Cháu vẫn chưa ạ”. Thế là chú liền nói ngay câu cửa miệng quen thuộc. Mặc dù chú ấy chỉ nói mấy câu đùa giỡn nhưng lại làm cho tôi cảm thấy rất khó chịu, cứ như là “ngồi trên đinh” vậy. Mọi người lại tiếp tục nói cười còn tâm trạng tôi thì trùng xuống, chẳng còn tâm trạng nào mà nói chuyện gì nữa. Mỗi lần nhớ lại tôi thật sự vẫn cảm thấy bị tổn thương. Lời nói ấy của chú tôi như là một con dao vô hình vậy, cắt những vết cắt sâu vào trong lòng tôi. Thế nhưng, ngoài tôi ra, sẽ chẳng ai có thể hiểu được nỗi đau ấy như thế nào.

Lời nói của chú ấy đều là không có ý gì xấu nhưng vô tình lại làm tôi tổn thương suốt ngần ấy năm. Những lời nói gây tổn thương chính ra chẳng nhìn thấy được nhưng vết thương nó gây ra cho người khác thì thật sâu và thật dài…

3 điều mà người sở hữu sự nghiệp lừng lẫy, cuộc sống dễ dàng, vạn sự tự khắc tốt đẹp... chẳng bao giờ nói ra - Ảnh 2.

(03)
Thứ ba, không nên nói quá nhiều

Chúng ta biết rằng “Việc gì cũng không thể làm quá hoàn hảo, chuyện gì cũng không nên nói quá nhiều”, nói dài nói dai thành nói dại. Bất cứ việc gì cũng nên để cho bản thân và để cho người khác một khoảng trống để suy nghĩ.

Thời gian trước, bạn tôi có kể tôi nghe một câu chuyện. Anh ấy là nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất của công ty, anh ấy rất tự tin về năng lực của mình. Công ty của anh ấy có một quy định như thế này: Nếu nhóm kinh doanh nào trong 4 quý liên tiếp giành được quán quân thì sẽ nhận được số tiền thưởng là 300 triệu.

Nhóm của anh ấy đã 3 quý liên tiếp giành quán quân rồi. Hơn nữa, trong quý này thành tích của nhóm so với nhóm xếp thứ hai có khoảng cách rõ rệt. Vì vậy, anh ấy tự tin đầy kiêu hãnh, cam đoan với các thành viên nhóm chắc chắn sẽ giành được khoản tiền thưởng này; nếu không lấy được, cá nhân anh ấy tự móc tiền túi ra chia cho mọi người. Anh ấy nghĩ thầm mình thắng chắc rồi. Nhưng cuộc sống mà, điều mà anh không ngờ đến là nhóm xếp thứ hai chỉ trong vòng vài ngày cuối cùng nhận được liên tiếp các đơn hàng lớn, vượt quanhóm của anh ấy. Nhìn miếng bánh ngay trước mặt rồi mà còn không thể ăn, anh ấy thực sự cảm thấy bối rối. Các thành viên trong nhóm còn trêu đùa anh: “Không sao, dù không lấy được tiền thưởng của công ty thì chí ít cũng có được tiền thưởng của trưởng nhóm rồi!” Những câu nói của các thành viên khác khiến anh ngượng đến nỗi chẳng có chỗ nào mà giấu mặt đi. Nhưng vì lời đã nói chẳng thể rút lại; nếu không móc tiền túi ra, người ta sẽ coi mình không có chữ tín; nếu đưa, lấy tiền ở đâu ra để đưa đây? Hết cách, anh ấy đành mời mọi người đi ăn một chầu to, coi như là đền bù để chuộc lỗi.

Ngôn ngữ, đối với tôi mà nói, nó là một loại bản năng. Nhưng để dùng một cách có hiệu quả lại là một môn học khó. Ít bon chen chuyện thiên hạ, tránh nói lời tổn thương người khác, điều tiết lời nói một cách vừa đủ, như vậy mới là một người thông minh!


Đình Trọng

Tin liên quan